Nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

Bộ thủ tục hành chính

trong công tác tổ chức xây dựng Đảng 

thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ,

Thường trực Tỉnh ủy

         II. LĨNH VỰC CÔNG TÁC CHÍNH SÁCH CÁN BỘ

4. Nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

a

Cơ sở pháp lý

- Luật cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

- Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Thông tư số 06/2022/TT-BNV ngày 28/6/2022 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

- Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

- Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập.

- Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04/3/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập.

- Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

- Thông tư 13/2022/TT-BTTTT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.

b

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu ban hành văn bản về thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Bước 2: Cơ quan, đơn vị rà soát, thẩm định hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn gửi văn bản đăng ký thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

- Bước 3: Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp, thẩm định hồ sơ.

- Bước 4: Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Đề án thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Bước 5: Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu trình Thường trực Tỉnh ủy,  Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký ban hành Đề án và đề nghị Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt Đề án thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

- Bước 6: Ban Tổ chức Trung ương xem xét phê duyệt Đề án

- Bước 7: Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu, trình Thường trực Tỉnh ủy ban hành các quyết định thành lập Hội đồng, Ban giám sát thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

- Bước 8: Hội đồng thành lập các Ban, các bộ phận giúp việc; tổ chức các hoạt động, chuẩn bị thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

- Bước 9: Thông báo kết quả thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (không quá 15 ngày làm việc).

- Bước 10: Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Thường trực Tỉnh ủy quyết định và danh sách kết quả cán bộ, công chức, viên chức trúng tuyển (không quá 10 ngày làm việc).

- Bước 11: Bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức trúng tuyển (không quá 10 ngày làm việc)

c

Thời gian thực hiện

Thực hiện theo Kế hoạch, Đề án thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

d

Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (kèm theo danh sách).

- Biên bản họp xét thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

- 03 Quyết định lương gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức (bản photo).

- Giấy khám sức khỏe (tính tới ngày nộp hồ sơ 30 ngày).

- Các hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ có liên quan.

e

Số lượng hồ sơ

01 bộ

f

Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

- Cơ quan tham mưu thực hiện: Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, đơn vị đề nghị; Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị có liên quan

g

Kết quả thực hiện

Quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương mới.


  • Hôm nay: 133
  • Trong tháng: 808
  • Quý 3: 417
  • Tất cả: 112 413
Đăng nhập