Sáng ngày 15/11, Huyện ủy
Ninh Phước tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HU về “Xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2021-2025”, Nghị quyết số 11-NQ/HU
về “Nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm giai đoạn 2021-2025” và Nghị quyết số 15-NQ/HU về “Phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng
với tình hình biến đổi khí hậu, giai đoạn 2022-2025”. Đồng chí Nguyễn Hữu Tuấn
– Bí thư Huyện ủy và đồng chí Nguyễn Xuân Hùng – Phó Bí thư Thường trực Huyện
ủy đồng chủ trì hội nghị.
Sau 3 năm qua triển khai thực hiện Nghị quyết số
10, cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục, đào tạo; phương pháp dạy và học được đổi mới theo hướng hiện đại,
ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Các phong trào thi đua học tập, khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện. Chính sách miễn, giảm,
hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh
nghèo, học sinh khuyết tật, trẻ em vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm thực
hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định; nhiều mô hình học tập được nhân rộng, góp
phần tích cực trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện.
Về Nghị quyết 11, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả tích
cực. Tính đến tháng 6 năm 2024,
toàn huyện đã mở được 76 lớp/ 3.013 lao động, giải quyết việc làm mới cho hơn
10.367 lao động; trong đó xuất khẩu 143 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71%, đạt 101% chỉ tiêu Nghị
quyết đề ra và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 30,5%, đạt
92% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Ước đến năm 2025 lao động qua đào tạo đạt
73%, tăng 3,01% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng cấp chứng chỉ đạt 33,5% tăng 0,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết.
Về Nghị quyết số 15, tính đến cuối năm 2023,
giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 2.692,23 tỷ
đồng,
đạt 59,39% so với chỉ
tiêu Nghị quyết đề ra; chiếm tỷ trọng 24,24%; trong
đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 7,82%/năm;
giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích sản xuất đạt hơn 218
triệu đồng/ha;
thu
nhập bình quân đầu người đạt 72,82 triệu đồng,
đạt 85,85% so với chỉ
tiêu Nghị quyết đề ra. Nhân
rộng cánh đồng lớn, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất đạt
2.346,9 ha/2.400 ha; diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trên 235,88ha/420 ha…
Thời gian tới, Huyện ủy tiếp tục
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả 03 Nghị quyết của Ban chấp
hành Đảng bộ huyện. Đối với Nghị quyết 10, mục tiêu là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình
giáo dục phổ thông mới, Đề án sắp xếp mạng lưới trường lớp và đội ngũ nhà giáo,
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học giai đoạn 2022-2025 và định
hướng đến năm 2030; tích cực huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển
giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến cuối năm
2025, công nhận lại 06 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ
1, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 26/26 trường, đạt tỉ lệ 100% Nghị
quyết đề ra; công nhận thêm 03/06 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số
trường đạt chuẩn quốc gia lên 04/06 trường, đạt
tỉ lệ 66,67% Nghị quyết đề ra.
Về Nghị quyết số 11, phấn đấu
đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng cấp chứng chỉ đạt 45%; đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đào tạo
đảm bảo chất lượng và hiệu quả, sau khi học xong ít nhất có 90% lao động có
việc làm ổn định và tăng thu nhập.
Đối với Nghị quyết số 15, đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt hơn 4.533 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,57%, trong đó tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân
10,44%/năm; giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích tăng 1,3 lần so với năm
2020, đạt 253,7 triệu đồng/ha. Tiếp tục nhân rộng cánh
đồng lớn, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất đạt 2.400 ha; trong
đó lúa 2.150 ha, bắp nhân giống 180
ha và măng tây xanh 70 ha; diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ
trên 420 ha; trong đó cây nho 70 ha, cây táo
130 ha, măng tây xanh 100 ha, cây lúa 50 ha và rau 70 ha; sản lượng sản xuất
tôm giống đạt 13.886 triệu con/năm; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương
dưỡng giống thủy sản và được giám sát an toàn dịch bệnh. Phấn đấu đến cuối năm 2025, hình thành vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao
tại xã Phước Vinh và Phước Thái; ít nhất 02 dự án nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao; ít nhất 01 sản phẩm xuất khẩu.


