Chức năng, nhiệm vụ
QUY CHẾ
làm việc của Văn phòng tỉnh ủy
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49-QĐ/TU, ngày19/6/2024
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)
CHƯƠNG I
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYÈN HẠN
Điều 1. Quy định chung
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Thuận (gọi tắt là Văn phòng).
2. Văn phòng làm việc theo chế độ Thủ trưởng, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ về mọi mặt hoạt động của Văn phòng. Giúp việc Chánh Văn phòng có các Phó Chánh Văn phòng.
Văn phòng Tỉnh ủy có 05 phòng trực thuộc: Phòng Tổng họp; Phòng Hành chính-Lưu trữ; Phòng Cơ yếu-Công nghệ thông tin, Phòng Tài chính đảng và Phòng Quản trị.
3. Mọi hoạt động của Văn phòng tuân thủ theo quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tỉnh uỷ. Theo chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc; mỗi việc chỉ giao một đơn vị trực thuộc, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính; bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, công chức và người lao động; đề cao tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp công tác; đảm bảo kỷ luật kỷ cương, dân chủ, khoa học, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Điều 2. Những vấn đề tập thể lãnh đạo Văn phòng bàn hoặc góp ý trước khi Chánh Vãn phòng quyết định
1. Các chương trình, kế hoạch, biện pháp của cơ quan để thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ, Nnghị quyết Đại hội Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy và các nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao; việc thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước áp dụng trong cơ quan.
2. Các đề án, báo cáo do Văn phòng chủ trì, chuẩn bị trình Thường trực Tỉnh uỷ hoặc giúp Thường trực chuẩn bị trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; báo cáo thẩm định hoặc góp ý của Văn phòng đối với một số đề án trình Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực; một số vấn đề lớn trình Thường trực Tỉnh uỷ.
3. Chương trình, kế hoạch công tác năm, báo cáo sơ kết 6 tháng, tống kết hằng năm hoặc theo chuyên đề của cơ quan; các chủ trương, kế hoạch hoạt động của Văn phòng; kế hoạch hoạt động giao lưu, phổi hợp công tác với các cơ quan, đơn vị khác.
4. Các đề án, báo cáo cụ thế hoá các cơ chế quản lý tài chính, tài sản của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ công tác tài chính-ngân sách Đảng trình Ban Thường vụ; dự toán và kế hoạch phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách của Đảng bộ.
5. Quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất; chi tiêu, mua sắm lớn về phương tiện, trang thiết bị; dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan.
6. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của Văn phòng; các quy chế, chế độ áp dụng chung trong cơ quan; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của các phòng trực thuộc.
7. Các vấn đề về công tác cán bộ (tuyến dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, cho thôi việc, xét chuyển ngạch, nâng bậc lương, giải quyết che độ hưu trí, khen thưởng, kỷ luật); các biện pháp nâng cao đời sống cán bộ, công chức và người lao động; cử cán bộ, công chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu ở ngoài tỉnh.
8. Giải quyết công việc quan trọng phát sinh theo đề nghị của Chánh Văn phòng hoặc các Phó Chánh Văn phòng.
9. Làm việc với Đảng uỷ cơ quan, lãnh đạo các phòng trực thuộc Văn phòng theo lịch định kỳ hoặc đột xuất.
Điều 3. Chánh Vãn phòng
1. Chánh Văn phòng là Thủ trưởng cơ quan, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về mọi hoạt động của Văn phòng.
2. Phân công nhiệm vụ; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác đối với các Phó Chánh Văn phòng. Trường hợp cần thiết, Chánh Văn phòng trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc đối với cán bộ, chuyên viên, sau đó, thông báo cho Phó Chánh Văn phòng phụ trách lĩnh vực đó biết.
3. Triệu tập, chủ trì, kết luận các cuộc họp lãnh đạo Văn phòng, các hội nghị lớn, toàn thê cơ quan.
4. Quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Phó Chánh Văn phòng.
5. Chỉ đạo việc xây dựng chương trình, quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và giúp tổ chức thực hiện chương trình, quy chế làm việc; chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đột xuất do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao; chỉ đạo việc xây dựng đề án, báo cáo do Văn phòng chủ trì; phê duyệt báo cáo thẩm định do các phòng chuyên môn thẩm định hoặc tham gia góp ý của Văn phòng đối với các đề án trình Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ; chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo Quyết định của Ban Thường vụ hoặc Thường trực Tỉnh uỷ; trực tiếp chỉ đạo công tác tô chức-cán bộ, công tác cơ yếu và công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan.
6. Được Ban Thường vụ hoặc Thường trực Tỉnh uỷ giao hoặc uỷ quyền làm chủ tài khoản đơn vị dự toán cấp 1; đề xuất những vấn đề lớn về tài chính, tài sản của các cơ quan Đảng trực thuộc và Văn phòng Tỉnh uỷ theo nhiệm vụ được giao để Thường trực Tỉnh uỷ hoặc Ban Thường vụ quyết định; là chủ tài khoản cơ quan Văn phòng (đơn vị dự toán cấp 2), quyết định những vấn đề tài chính, tài sản của Văn phòng theo phân cấp.
7. Ký các văn bản thừa lệnh Ban Thường vụ, các thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ, các văn bản của Văn phòng trình Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ hoặc văn bản phát hành đến các cấp uỷ, tổ chức Đảng (trừ các loại văn bản đã uỷ nhiệm cho Phó Chánh Văn phòng); quy chế làm việc của cơ quan; quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của các phòng trực thuộc; quyết định bố nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách cán bộ; ký các văn bản nhận xét, đánh giá, xác nhận theo định kỳ hoặc đột xuất đối với cán bộ, công chức và người lao động theo phân cấp quản lý.
8. Chỉ đạo xem xét, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức hoặc tổ chức của Văn phòng theo quy định của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điêu 4. Phó Chánh Văn phòng
1. Tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo Văn phòng.
2. Giúp Chánh Văn phòng quản lý, chỉ đạo công tác của một số phòng trực thuộc; phụ trách, theo dõi một số ngành, lĩnh vực theo phân công của tập thể lãnh đạo Văn phòng; thực hiện nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao và chịu trách nhiệm trước Chánh Vãn phòng.
3. Đối với Phó Chánh Văn phòng phụ trách tài chính-quản trị: Làm chủ tài khoản của Văn phòng khi được Chánh Văn phòng ủy quyền. Duyệt, ký các chúng từ thu, chi và các chứng từ liên quan đến công tác tài chính-kế toán của đơn vị dự toán Văn phòng. Duyệt kinh phí ngân sách trong cân đối và làm chủ tài khoản thứ ba của ngân sách Đảng, chủ sở hữu của tài sản Đảng bộ khi được Thường trực Tỉnh ủy hoặc Chánh Văn phòng ủy quyền.
Tham mưu Chánh Văn phòng thực hiện tốt việc quản lý, điều hành ngân sách Đảng hằng năm theo kế hoạch được duyệt.
4. Biên tập dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất do Thường trực Tỉnh ủy giao, thẩm định các văn bản dự thảo do cơ quan chủ đề án hoặc do chuyên viên soạn thảo.
- Chỉ đạo chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định hoặc tham gia góp ý của Văn phòng đối vói các đề án trình Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ.
- Định hướng, kiểm tra, đôn đốc hoạt động đối với các phòng trực thuộc được giao phụ trách, với chuyên viên, giới thiệu chuyên viên với lãnh đạo ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công theo dõi; cử chuyên viên tham gia chuẩn bị các đề án.
- Xử lý văn bản của các cấp uỷ, tố chức Đảng gửi Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ hoặc Văn phòng do các phòng, chuyên viên theo dõi trình; đề xuất, kiến nghị xử lý gửi Chánh Văn phòng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ hoặc văn bản hoá thành thông báo, báo cáo của Văn phòng. Chỉ đạo việc soạn thảo thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ về những vấn đề các cấp uỷ, tố chức Đảng xin ý kiến.
- Duyệt biên bản chi tiết các cuộc họp Ban Thường vụ, hội nghị cán bộ toàn tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập được phân công dự.
- Khi thực hiện nhiệm vụ theo dõi các lĩnh vực, làm việc thông qua Trưởng các phòng và chuyên viên, phối hợp với Phó Chánh Văn phòng phụ trách lĩnh vực khác trong việc góp ý, nhận xét kết quả công việc và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên được phân công quản lý, theo dõi.
5. Nắm tình hình các phòng trực thuộc; trực tiếp phụ trách, định hướng công tác, giải quyết các kiến nghị, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của lãnh đạo Văn phòng, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy chế làm việc và báo cáo xin ý kiến Chánh Văn phòng những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
6. Chỉ đạo chuẩn bị tài liệu phục vụ các cuộc họp, hội nghị; dự các cuộc họp của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ, giải quyết nhũng vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi và những cuộc họp khác theo sự phân công của Chánh Văn phòng. Chủ trì theo dõi, tổng hợp nội dung làm việc và giúp chủ trì cuộc họp chuẩn bị dự thảo kết luận về nhũng vấn đề lớn, quan trọng; báo cáo Chánh Văn phòng những kết luận quan trọng và nhũng việc cần giải quyết gấp. Chỉ đạo việc dự thảo văn bản kết luận (thông báo kết luận) của cuộc họp trình đồng chí Bí thư hoặc đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
7. Đối với Đại hội Đảng bộ tỉnh, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ và các cuộc họp khác, thực hiện trách nhiệm theo sự phân công của Chánh Văn phòng.
8. Được ký thay Chánh Văn phòng công văn mời họp Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ, các hội nghị cán bộ toàn tỉnh do Ban Thường vụ triệu tập vê lĩnh vực được phân công phụ trách, thông báo ý kiến đồng chí Bí thư, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy về những vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản khác khi được Chánh Văn phòng uỷ quyền.
- Báo cáo Chánh Văn phòng khi đi công tác và đề xuất Chánh Văn phòng người giải quyết công việc thay mình trong thời gian vắng mặt (nêu có).
Điều 5. Thư ký Bí thư Tỉnh ủy
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quy định số 07-QĐ/TU, ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể:
1. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, tham mưu một số lĩnh vực theo sự phân công của đông chí Bí thư Tỉnh ủy.
Tham mưu, phối hợp, sắp xếp lịch làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; tiếp nhận, kịp thời báo cáo, xử lý công văn, tài liệu; kiểm tra văn bản trước khi trình đồng chí Bí thư Tỉnh ủy duyệt, ký ban hành.
Phối họp với cơ quan, cá nhân có liên quan để phục vụ, ghi biên bản các cuộc họp do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hoặc chuẩn bị chương trình công tác của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.
Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của đông chí Bí thư Tỉnh ủy.
2. Quyền hạn:
Tiếp nhận, truyền đạt ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đến cơ quan, cá nhân có liên quan.
Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc; được phôi họp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
Được mời tham dự các cuộc họp theo sự phân công của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và phát biểu khi cần thiết.
Điều 6. Truong phòng
1. Quản lý, tổ chức triển khai công tác của phòng theo chức năng, nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Văn phòng mà trực tiếp là Phó Chánh Văn phòng phụ trách về toàn bộ hoạt động của phòng.
2. Phân công công tác, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, người lao động thuộc phòng theo thấm quyền.
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, 6 tháng của phòng trình Phó Chánh Văn phòng phụ trách hoặc Chánh Văn phòng phê duyệt. Căn cứ chương trình công tác đã được duyệt, lập chương trình công tác quý, tháng và tô chức thực hiện.
4. Chuẩn bị các văn bản, đề án chung của phòng khi được phân công, trình lãnh đạo Văn phòng.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công chức, người lao động thuộc phòng chấp hành pháp luật của Nhà nưó'c, các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ và chương trình công tác của cơ quan.
6. Góp ý với lãnh đạo Văn phòng về nhận xét, đánh giá hằng năm đối với công chức, người lao động thuộc phòng theo phân cấp quản lý.
Tổ chức đánh giá, xếp loại công chức, người lao động thuộc phòng theo định kỳ hằng quý, năm trình lãnh đạo Văn phòng.
7. Giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề của phòng, đề nghị của các phòng khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng. Đối với những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Phó Chánh Văn phòng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết.
8. Báo cáo Phó Chánh Văn phòng phụ trách về những việc do Chánh Văn phòng chi’ đạo trực tiếp; khi cần thiết, xin ý kiến chỉ đạo của Chánh Văn phòng về những vấn đề thuộc phòng mình và đề xuất ý kiến về công việc chung của cơ quan.
9. Khi đi vắng khỏi trụ sở từ 2 ngày trở lên, phải uỷ quyền cho một câp phó điều hành và báo cáo Phó Chánh Văn phòng phụ trách.
Điều 7. Phó phòng
1. Tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm của tập thê lãnh đạo phòng.
2. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; chỉ đạo công chức và người lao động trong bộ phận mình quản lý thực hiện nhiệm vụ; tham gia điều hành công việc của phòng theo phân công và chịu trách nhiệm với Trưởng phòng về kết quả công việc.
Điều 8. Cán bộ, công chức, nguôi lao động
1. Gương mẫu thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, các quy định của Văn phòng và của phòng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia tích cực các hoạt động của cơ quan, xây dựng cơ quan vững mạnh.
2. Được cung cấp các thông tin, các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định, dự các hội nghị liên quan đến công việc được giao; có quyền đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo phòng, lãnh đạo Văn phòng những vấn đê vê xây dựng cơ quan, phòng và đối với công việc được giao.
3. Thông qua chi bộ, các tổ chức đoàn thể, hội nghị cán bộ, công chức và các hội nghị kiểm điểm công tác của cơ quan để kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, chương trình công tác, kinh phí hoạt động, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị; nội quy, quy chê làm việc của cơ quan, đơn vị.
Điều 9. Truong, phó phòng và chuyên viên phòng Tổng họp làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp chế độ Thủ trưởng
1. Lãnh đạo Phòng và chuyên viên Phòng Tổng hợp làm việc theo chế độ chuyên viên kết họp với chế độ Thủ trưởng; các đồng chí trưởng, phó phòng có trách nhiệm và quyền hạn như quy định tại Điêu 5, Điêu 6 Quy chê này, đông thời làm nhiệm vụ của một chuyên viên theo quy định.
2. Trưởng phòng và chuyên viên được lãnh đạo Văn phòng phân công theo dõi một số ngành, lĩnh vực hoặc một số huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và một số nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Đối với những vấn đề lãnh đạo Văn phòng giao chuyên viên theo dõi, nghiên cứu, Trưởng phòng có trách nhiệm tạo điều kiện để chuyên viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; chuyên viên có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng về phạm vi, thời gian dự kiến thực hiện và tự chịu trách nhiệm về kết quả theo dõi, nghiên cứu của mình trước lãnh đạo Văn phòng.
Đối với nhũng vấn đề được đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ giao thì chuyên viên báo cáo lãnh đạo Văn phòng biết đế tạo điêu kiện thực hiện. Chuyên viên phải tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước Lãnh đạo Văn phòng và đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.
3. Chuyên viên được lãnh đạo Văn phòng phân công, uỷ nhiệm đi dự các hội nghị, khảo sát, nghiên cứu ở sở, ban, ngành, đoàn thế, địa phương có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Văn phòng những nội dung cơ bản về các hội nghị, khảo sát, nghiên cứu đó. Trong các hoạt động trên, chuyên viên có thể phát biểu ý kiến cá nhân của mình khi được yêu cầu nhưng không được phát biểu nhân danh Văn phòng hoặc lãnh đạo Văn phòng (trừ khi được uỷ nhiệm).
4. Chuyên viên được đăng ký, liên hệ làm việc với lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương khi được phân công theo dõi để nắm thông tin, tình hình phục vụ yêu cầu công tác.
Điều 10. Chức năng, nhiệm vụ phòng Tông họp
1. Tham mưu xây dựng và tố chức thực hiện chương trình công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy. Tham mưu xây dựng các báo cáo định kỳ và chuyên đề của Tỉnh ủy.
2. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin tổng họp phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy
3. Tham định các văn bản, đề án do cơ quan khác soạn thảo khi được giao. Dự thảo văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Chuẩn bị bài phát biểu, nội dung làm việc cho Thường trực Tỉnh uỷ khi được phân công.
4. Phối họp, nghiên cứu đề xuất một số chủ trương của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tể, xã hội, quôc phòng-an ninh, đôi ngoại; phối họp tham mưu công tác chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị... của Trung ương và của Tỉnh uỷ về các lĩnh vực đó.
- Phối họp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan trong việc thực hiện tiến độ, quy trình chuẩn bị đề án thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
- Phối họp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án, chương trinh hành động, văn bản do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao; biên tập hoặc thâm định văn bản trước khi Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ ban hành.
5. Giúp lãnh đạo Văn phòng tổ chức tiếp nhận và tham mưu công tác xử lý đơn, thư gửi đến Tỉnh uỷ; kiến nghị với Thường trực Tỉnh uỷ xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng, phức tạp; theo dõi, đôn đôc việc giải quyêt một sô đơn, thư được Thường trực Tỉnh uỷ giao;
Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân; chuẩn bị nội dung phục vụ các đồng chí Thường trực tỉnh ủy và lãnh đạo Văn phòng tiếp công dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
6. Hướng dẫn Văn phòng các huyện, thành ủy về công tác tham mưu và nghiệp vụ Vãn phòng cấp uỷ liên quan đên chức năng, nhiệm vụ của phòng.
7. Được làm việc trực tiếp với lãnh đạo Văn phòng và Thường trực Tỉnh uỷ khi có yêu cầu.
Điều 11. Chức năng, nhiệm vụ phòng Hành chính-Luu trữ
1. Tổng hợp và trình lãnh đạo Văn phòng thông qua các chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, 3 tháng, tháng của cơ quan và lịch làm việc hằng tuần của lãnh đạo Văn phòng. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; chủ trì, phối họp với các đơn vị trực thuộc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm công tác hằng năm, 6 tháng của văn phòng và các báo cáo khác do lãnh đạo Văn phòng giao.
2. Giúp Chánh Văn phòng đôn đốc và kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc của văn phòng; phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trực thuộc.
3. Giúp Chánh Văn phòng về công tác tổ chức, cán bộ, công tác thi đua-khen thưởng của cơ quan Văn phòng.
4. Tiếp nhận, trình lãnh đạo Văn phòng phân phối và chuyển giao văn bản đến; theo dối thời hạn giải quyết văn bản đến. Kiểm tra thể thức văn bản đi; trình ký, đăng ký và làm thủ tục phát hành văn bản; theo dõi việc chuyển phát hành văn bản đi. Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng văn bản lun tại văn thư. Bảo quản, sử dụng con dấu của Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy và các loại dâu khác thuộc cơ quan quản lý. Lập và giao nộp vào lưu trữ cơ quan những hồ sơ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao. Làm công tác lễ tân khi có khách đến liên hệ công tác.
5. Giúp Chánh Văn phòng tham mưu Tỉnh uỷ chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ; trực tiếp quản lý lưu trữ lịch sử của Đảng ở cấp tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn khoa học nghiệp vụ công tác văn thư và lưu trữ đối với các cơ quan, tô chức đảng, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ lưu trữ cơ quan của Tỉnh uỷ và Văn phòng Tỉnh uỷ.
6. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp luư; thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, bảo quản và tố chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
7. Thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn và 70 năm hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
8. Triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Phối họp tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức của các cơ quan, tổ chức đảng, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
9. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Văn phòng về toàn bộ hoạt động của phòng.
- Giúp Chánh Văn phòng tham mưu về công tác tổ chức-cán bộ của cơ quan Văn phòng.
- Tham dự, ghi biên bản và dự thảo văn bản kết luận (thông báo, quyết định...) các cuộc họp của tập thể lãnh đạo Văn phòng.
- Ký xác nhận Giấy đi đường, công lệnh đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan khác đến liên hệ công tác tại Văn phòng tỉnh uỷ và ký thừa lệnh Chánh Văn phòng một sô giây tờ khác theo uỷ quyên của Chánh Văn phòng.
Điều 12. Chức nãng, nhiệm vụ phòng Cơyếu-Công nghệ thông tin
1. Chấp hành nghiêm Luật Cơ yếu và các quy định có liên quan. Gửi, nhận, mã hoá và giải mã các nội dung văn bản truyền tải qua hệ thống cơ yếu. Tuyệt đối bảo đảm an toàn, bí mật thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Hằng năm xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ, tham mưu và xây dựng kế hoạch phát triển mạng liên lạc mật mã trên địa bàn tỉnh.
2.Quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh uỷ. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống máy mã, trang thiết bị nghiệp vụ, tài liệu kỹ thuật mật mã. Định kỳ báo cáo 6 tháng, năm về công tác cơ yếu, tài liệu kỹ thuật, lượng điện, kết quả huấn luyện tại chức, lập dự trù trang thiêt bị hăng năm gửi vê Cục Cơ yêu Đảng - Chính quyền đúng theo quy định. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác đài điện báo của hệ đặc biệt; phối họp Cục Bưu điện Trung ương trong công tác đào tạo, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị.
3. Tham mưu giúp Tỉnh uỷ chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan khối đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Đảm bảo hạ tầng, kỹ thuật tại trung tâm tích hợp dữ liệu Tỉnh ủy để triển khai các phần mềm ứng dụng các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc của Tỉnh Liỷ, các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, các đoàn thế cấp tỉnh khi có yêu cầu. Phối họp triển khai các phẩn mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ của các cơ quan, tổ chức đảng, mặt trận Tổ quốc và các tố chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
4. Quản lý và vận hành hệ thống mạng máy tính của Văn phòng tỉnh uỷ và các ban đảng tỉnh ủy an toàn, bảo mật thông tin; nghiên cứu phát triến các ứng dụng quản lý nội bộ trong Văn phòng; phân cấp, phân quyền cho cán bộ, công chức khai thác thông tin trên mạng phục vụ công tác tham mưu cho lãnh đạo Vãn phòng và các ban đảng tỉnh ủy. Đảm bảo hạ tầng, kỹ thuật và hoạt động cổng thông tin điện tử (Website) Đảng bộ tỉnh thông suốt, ổn định; Quản trị Trang thông tin điện tử thành phần Văn phòng Tỉnh ủy. Bảo đảm kỹ thuật cho việc thu thập, tổ chức, cung cấp thông tin điện tử trong mạng thông tin diện rộng của Đảng, mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính kết nối Internet; chủ trì, phối hợp bảo đảm kỹ thuật các cuộc họp trực tuyến. Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý và duy trì các cơ sở dữ liệu dùng chung, các phần mềm chuyên ngành.
5. Hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các đon vị trực thuộc Tỉnh uỷ; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức về công nghệ thông tin. Tổ chức nghiên cứu hoặc hợp tác nghiên cứu phát triến các sản phâm và dịch vụ công nghệ thông tin.
6. Giúp lãnh đạo Văn phòng kiểm tra các hệ thống mạng và ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan, tổ chức đảng kết nối vào mạng diện rộng của Tỉnh uỷ.
Điều 13. Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài chính đảng
1. Giúp lãnh đạo văn phòng thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp I theo Luật Ngân sách nhà nước. Tham muư cho tỉnh uỷ triển khai thực hiện các chính sách, chế độ tài chính đảng do Đảng và Nhà nước quy định; tham mưu Tỉnh uỷ ban hành các chính sách, chế độ, quy định về thu, chi tài chính và quản lý tài sản của Đảng phù họp với điều kiện của địa phương.
2. Lập dự toán ngân sách hằng năm của các đơn vị dự toán cơ quan đảng cấp tỉnh, báo cáo lãnh đạo Văn phòng, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Hội đồng nhân dân tỉnh và ƯBND tỉnh phân bổ và tổ chức thực hiện việc cấp phát, thanh quyết toán, báo cáo theo quy định; giúp lãnh đạo Văn phòng xây dựng báo cáo tài chính đảng trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ định kỳ theo quy định.
3. Theo dõi, quản lý tài sản của Đảng bộ tỉnh theo quy định; tham gia quản lý vốn xây dựng cơ bản các công trình lón của Tỉnh uỷ.
4. Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện thẩm tra, quyết toán tài chính ngân sách đảng theo Luật Ngân sách nhà nước và cơ chế quản lý tài chính Đảng. Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ tài chính - kế toán.
5. Giúp lãnh đạo Văn phòng quản lý, theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh từ vốn, tài sản của Tỉnh uỷ; các khoản thu, chi từ các nguồn khác của Tỉnh uỷ.
6. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ tài chính, kế toán các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ.
7. Thực hiện việc thu, nộp đảng phí của Đảng bộ tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra thu, nộp và báo cáo tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của tổ chức đảng theo quy định.
8. Phối họp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ tỉnh.
9. Quản lý hoạt động Nhà Công vụ.
Điều 14. Chức năng, nhiệm vụ Phòng Quản trị
1. Giúp lãnh đạo Văn phòng quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện làm việc, đi lại phục vụ Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và hoạt động hăng ngày của Thường trực, Văn phòng Tỉnh uỷ.
2. Phối họp với các phòng trực thuộc Văn phòng phục vụ các hội nghị do Thường trực, Ban Thường vụ và Văn phòng Tỉnh uỷ tổ chức; tiếp đón, phục vụ điều kiện ăn, ỏ' của các đoàn khách đen làm việc vói Ban Thường vụ, Thường trực, và Văn phòng Tỉnh uỷ; bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc sân vườn tại trụ sở Tỉnh uỷ.
11. Tố chức công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy của Văn phòng Tỉnh ủy.
12. Trực tiếp tham mưu kinh phí hoạt động của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thực hiện chế độ quản lý, chi tiêu, báo cáo, công khai tài chính đúng theo quy định.
13. Phối họp phòng Hành chính-Lưu trữ theo dõi, thực hiện các chính sách, chế độ về tiền lương, nghỉ hưu, nghỉ việc, tham quan cho cán bộ, công chức, người lao động theo quy định.
14. Kiểm kê tài sản, đề xuất biện pháp xử lý để lãnh đạo Vãn phòng quyết định. Thực hiện việc mua sắm công cụ, dụng cụ, phương tiện làm việc, văn phòng phẩm, vật tư vãn phòng... theo quy định.
CHƯƠNG II
CHÉ Độ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 15. Thòi giò’, thòi gian làm việc
1. Trong ngày làm việc bình thường, cán bộ, công chức Văn phòng Tỉnh ủy làm việc 08 tiếng/ngày, 40 tiếng/tuần (trừ bộ phận Cơ yếu, có nhiệm vụ bảo đảm công tác 24/24H):
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút;
Đối với lao động thuộc Nhà công vụ: Có quy định riêng nhưng thời giờ làm việc không quá 48 tiếng/tuần.
2. Thời giờ nghỉ ngơi:
Thực hiện theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Điều 16. Xây dụng và thục hiện chuong trình công tác
1. Chánh Văn phòng chỉ đạo phòng Hành chính-Lưu trữ xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch công tác năm của Văn phòng, trình tập thê lãnh đạo Văn phòng xem xét.
2. Phó Chánh Văn phòng chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng do mình phụ trách xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng đê tô chức thực hiện.
3. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan đã được phê duyệt, Trưởng phòng Hành chính-Lưu trữ trình Chánh Văn phòng chương trình công tác cụ thể hằng tuần của cơ quan và lãnh đạo Văn phòng.
4. Lãnh đạo các phòng trực thuộc căn cứ chương trình công tác hằng năm của phòng đã được Chánh Văn phòng giao và căn cứ chương trình công tác tuần của Văn phòng, lập chương trình công tác của phòng và tô chức thực hiện.
5. Trưởng phòng Hành chính-Lưu trữ giúp Chánh Văn phòng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các phòng thực hiện chương trình công tác của cơ quan; định kỳ báo cáo Chánh Văn phòng tình hình, kết quả thực hiện và khó khăn, vướng mắc để được chỉ đạo, giải quyết.
Điều 17. Chuẩn bị đề án, văn bản trình lãnh đạo Văn phòng
1. Đe án, văn bản (sau đây gọi chung là văn bản) thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của phòng nào thì phòng đó chủ trì xây dựng dự thảo và chịu trách nhiệm về nội dung, thể thức văn bản và tiến độ thực hiện. Văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều phòng thì phòng có chức năng chính được Chánh Văn phòng chỉ định chủ trì xây dựng dự thảo; phòng chủ trì có thể mời các phòng liên quan tham gia ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo.
2. Đối với những dự thảo văn bản quan trọng, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, Chánh Văn phòng quyết định thành lập một Tô soạn thảo (gồm thành viên là cán bộ, công chức, chuyên viên của Văn phòng hoặc cán bộ của cơ quan khác khi cần thiết).
3. Hồ sơ trình một dự thảo văn bản gồm:
- Tờ trình (nêu rõ những vấn đề chính, quan trọng của văn bản và những vấn đề cần xin ý kiến).
- Dự thảo văn bản (kể cả dự thảo văn bản hướng dẫn).
- Văn bản tổng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan.
- Các tài liệu liên quan khác.
Điều 18. Tổ chức các cuộc họp
1. Các cuộc họp định kỳ của cơ quan, gồm:
- Giao ban lãnh đạo Văn phòng: Tổ chức định kỳ hằng tuần hoặc hằng tháng do Chánh Văn phòng chủ trì.
- Giao ban thông tin với các phòng trực thuộc: Tổ chức định kỳ hằng tháng, do Chánh Văn phòng chủ trì hoặc ủy nhiệm Phó Chánh Văn phòng chủ trì.
- TỔ chức chào cờ và sinh hoạt pháp luật định kỳ hằng tháng.
- Hội nghị sơ kết 6 tháng để kiểm điểm tình hình công tác 6 tháng đầu năm; triển khai thực hiện chương trình công tác 6 tháng cuối năm.
- Hội nghị tổng kết năm kết họp với hội nghị cán bộ, công chức, người lao động toàn cơ quan đe kiếm điếm, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác năm, thông qua chương trình công tác năm sau; các nội dung khác của hội nghị cán bộ, công chức theo quy định.
2. Trưởng phòng Hành chính-Lưu trữ chủ trì, phối hợp với đoàn thể và các phòng có liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu, mời họp các hội nghị sơ kết, tổng kết.
3. Các cuộc họp khác:
- Định kỳ hoặc khi cần thiết, Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng phụ trách trực tiếp làm việc với các phòng đê nắm sâu tình hình hoạt động và định hướng công tác cho từng đơn vị.
- Các cuộc họp theo chuyên đề.
- Trường họp cần thiết, không thể tổ chức cuộc họp, lãnh đạo Văn phòng giao Trưởng phòng Hành chính-Lưu trữ chủ trì gửi dự thảo văn bản tới các phòng và cá nhân có liên quan đe xin ý kiến, trình lãnh đạo Văn phòng xem xét, quyết định.
Điều 19. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các Phó Chánh Văn phòng thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, kịp thời với Chánh Văn phòng về những nội dung chỉ đạo công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách; những vấn đề lớn, quan trọng trong các cuộc họp của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các ban, ngành, đoàn the mà các Phó Chánh Văn phòng dự; các cuộc họp quan trọng do cơ quan, tố chức mà Chánh Văn phòng uỷ nhiệm các Phó Chánh Văn phòng chủ trì.
2. Lãnh đạo các phòng trực thuộc phải thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo với Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách về nội dung, thời hạn, hình thức, việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, báo cáo theo đúng quy định của Văn phòng; báo cáo 6 tháng, báo cáo năm phải thông qua Phó Chánh Văn phòng phụ trách.
Khi có vấn đề đột xuất phát sinh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của phòng, Trưởng phòng phải kịp thời báo cáo, đồng thời đề xuất ý kiến giải quyết với Phó Chánh văn phòng phụ trách.
3. Chuyên viên nghiên cún phải báo cáo kịp thời những vấn đê thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi với Phó Chánh Văn phòng phụ trách, hoặc trực tiếp báo cáo Chánh Văn phòng khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết.
Điều 20. Chế độ công khai các thông tin về hoạt động của CO’ quan
1. Hằng năm, cơ quan tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, người lao động vào dịp cuối năm để cán bộ, công chức, người lao động nắm được tình hình, tham gia quản lý và xây dựng cơ quan, đơn vị.
2. Những việc sau đây phải công khai thông tin cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan biết:
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đon vị; quyền lợi của cán bộ, công chức, người lao động.
- Chương trình, kế hoạch công tác và kết quả thực hiện; kinh phí hoạt động và quyết toán kinh phí của cơ quan hằng năm.
- Tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo-bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng ngạch, nâng bậc lương và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, người lao động.
- Văn bản kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
- Quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, đơn vị.
- Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Hình thức công khai:
- Cổng thông tin điện tử Văn phòng Tỉnh ủy.
- Niêm yết tại bảng tin nội bộ của cơ quan.
- Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, người lao động hoặc gửi văn bản cho các phòng trực thuộc để thông báo đến cán bộ, công chức, người lao động.
Điều 21. Chế độ bảo mật
Cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng phải chấp hành nghiêm các chế độ, quy định của Đảng, Nhà nước về chế độ bảo mật và Quy chế số 03- QC/TU, ngày 22/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Bảo vệ bí mật Nhà nước của Tỉnh ủy Ninh Thuận.
Điểu 22. Chế độ đi công tác
1. Các đồng chí lãnh đạo Văn phòng cần có kế hoạch đi công tác địa phương, ngành, cơ sở để nắm tình hình thực tế, nghiên cứu phục vụ công tác của Tỉnh uỷ và Văn phòng.
2. Trưởng các phòng trực thuộc có chương trình, kế hoạch đi tìm hiểu tình hình thực tế về các nội dung có liên quan đến phòng mình để nắm tình hình thực tế, rút kinh nghiệm, cải tiến lề lối công tác và giúp Văn phòng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Văn phòng cấp uỷ cấp dưới được sát, đúng và kịp thời.
3. Trưởng các phòng trực thuộc, chuyên viên các phòng làm việc theo chê độ chuyên viên kết họp với chế độ Thủ trưởng đi công tác địa phương, ngoài chương trình, kế hoạch đã được duyệt phải báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo Văn phòng theo phân cấp quản lý cán bộ.
Điều 23. Chế độ học tập
1. Văn phòng, các phòng trực thuộc khi xây dựng chương trình, kê hoạch công tác hằng năm phải có nội dung về công tác đào tạo, bồi dưỡng, học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan.
2. Cán bộ, công chức, trước hết là lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo các phòng trực thuộc và chuyên viên nghiên cứu phải có kế hoạch học tập chính trị, nghiệp vụ, bổ sung kiến thức mới phù họp với nhiệm vụ được giao. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải báo cáo kết quả học tập của mình cho Trưởng phòng và lãnh đạo Văn phòng biết.
Điều 24. Chế độ tự phê bình và phê bình, chế độ nhận xét cán bộ, công chức, nguôi lao động hằng năm
1. Hằng tháng, quý, 6 tháng, sau từng đọt công tác hoặc khi lãnh đạo Văn phòng yêu cầu, các phòng trực thuộc Văn phòng kiếm điểm, rút kinh nghiệm để kịp thòi phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của phòng, của cán bộ, công chức, người lao động.
2. Hằng năm, các đồng chí lãnh đạo Văn phòng tự phê bình trong tập thể lãnh đạo và Đảng uỷ Văn phòng; lãnh đạo các phòng trực thuộc tự phê bình và phê bình trong tập the lãnh đạo phòng và chi bộ cùng câp.
3. Thực hiện chế độ nhận xét cán bộ, công chức, người lao động hăng năm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, gắn với việc tự phê bình và phê bình trong dịp tổng kết công tác năm của Đảng bộ và cơ quan.
Điều 25. về giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
1. Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng được phân công chỉ đạo việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đôi với cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan theo đúng thẩm quyền và quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Lãnh đạo các phòng trực thuộc có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị, khiếu nại thuộc thẩm quyền chuyên môn nghiệp vụ của mình; phối họp với cơ quan giải quyết những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến phòng.
Điều 26. Quan hệ công tác giữa lãnh đạo Văn phòng vói Đảng uỷ và các tố chức đoàn thế
1. Lãnh đạo Văn phòng chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức đoàn thể hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Lãnh đạo Văn phòng phối họp với Ban Chấp hành Công đoàn, Chi đoàn trong việc lãnh đạo, quản lý, xây dựng cơ quan về các mặt: Công tác tư tưởng, tố chức-cán bộ, lề lối, tác phong, chấp hành quy chế làm việc, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành dân chủ và tổ chức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức, người lao động.
Điều 27. Quan hệ công tác giữa các phòng trực thuộc
1. Quan hệ công tác giữa các phòng trực thuộc là mối quan hệ phối hợp đế thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng phòng và của Văn phòng.
2. Các phòng không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; không xử lý công việc không thuộc chức năng, thấm quyền của phòng mình; không chuyên công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của phòng mình sang phòng khác.
3. Các Trưởng phòng khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền, nếu có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng khác thì phải trao đổi với lãnh đạo phòng đó; lãnh đạo phòng được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
4. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền và khả năng giải quyết, lãnh đạo phòng phải chủ động làm việc với phòng liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu, trình Phó Chánh Văn phòng phụ trách hoặc Chánh Văn phòng quyết định.
5. Đối với một số công việc đòi hỏi sự phối họp thường xuyên của nhiều phòng, Chánh Văn phòng phân công một đồng chí Phó Chánh Văn phòng chỉ đạo việc phối hợp công tác giữa các phòng liên quan.
Điều 28. Quan hệ công tác của Vãn phòng Tỉnh uỷ vói Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các CO’ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ
Văn phòng Tỉnh ủy chủ động phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biếu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ về các nội dung sau :
- Phối hợp xây dựng chương trình làm việc hăng năm, quý của Ban Châp hành, chương trình làm việc hằng tháng của Ban Thường vụ và lịch làm việc hằng tuần của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND và ƯBND tỉnh.
- Phối họp thực hiện chế độ báo cáo tại các cuộc giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, ƯBND tỉnh; chuẩn bị nội dung trình hội nghị Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ.
- Phối họp phục vụ tổ chức Đại hội Đảng; phục vụ các hội nghị của cấp uỷ, các cuộc làm việc với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các lễ kỷ niệm lớn do tỉnh tổ chức...; chuấn bị và tổ chức các hoạt động đổi ngoại của Bí thư và các Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ tiếp dân và giải quyêt đon thư...
- Chia sẻ thông tin giữa mạng thông tin diện rộng của Tỉnh uỷ và mạng thông tin của chính quyên.
- Trao đối nghiệp vụ công tác Văn phòng.
Điều 29. Quan hệ vói cấp ủy và văn phòng các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy
í. Phối họp, trao đổi, hướng dẫn, góp ý trong thực hiện về công tác chuyên môn và công tác tồ chức, cán bộ theo phân cấp quản lý.
2. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính-kế toán theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.
Điều 30. Quan hệ công tác của Văn phòng Tỉnh uỷ với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thuồng trực Tỉnh ủy và Văn phòng Trung ương
1. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của Tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, xin chủ trương và đề xuất các vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công với Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy.
Phối họp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Văn phòng câp uỷ; công tác thi đua, khen thưởng; phục vụ hội nghị của Trung ương hoặc Văn phòng Trung ương trên địa bàn; phục vụ các cuộc thăm và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và chấp hành chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.