Kỷ yếu Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận
KỶ YẾU
VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NINH THUẬN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
Nguyễn Đức Thanh
- Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân tỉnh,
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII đơn vị Ninh Thuận
Cao Văn Hóa
- Tỉnh uỷ viên, Chánh Văn phòng tỉnh ủy
BAN BIÊN TẬP
Cao Văn Hóa - Trưởng ban
Lâm Đông - Phó ban
Tạ Minh Thao - Phó ban
Lê Văn Hải - Phó ban
Nguyễn Quốc An - Thành viên
Đặng Văn Kiên - Thành viên
Phạm Thị Thanh Lam - Thành viên
Đinh Thị Như Hiếu - Thành viên
Nguyễn Văn Duẩn - Thành viên
Hồ Trọng Luật - Thành viên
Phan Thị Quý - Thành viên
|

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)
“Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ
lãnh đạo nắm được tình hình. Cán bộ văn phòng nắm tình hình
sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng...”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay sau khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (tháng 4-1992),
cùng với các cơ quan chức năng khác, Văn phòng tỉnh ủy đi
vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1992- là cơ quan tham mưu
tổng hợp, phục vụ trực tiếp, thường xuyên các hoạt động của cấp
ủy tỉnh trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối
hợp hoạt động giữa các cơ quan tham mưu để đề ra chủ trương,
chính sách trên tất cả các lĩnh vực.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, trong suốt
chặng đường lịch sử đã qua, từ khi được thành lập tới nay, đội
ngũ cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh ủy thật vinh dự và tự hào
đã góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao sức chiến đấu
và năng lực lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Là cơ quan giúp việc trực
tiếp, gần gũi và cơ mật của cấp ủy tỉnh, trong bất cứ điều kiện
và hoàn cảnh nào cũng không quản ngại gian khổ, hy sinh với
tấm lòng kiên định trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh
đạo của Đảng, luôn thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Công tác văn phòng có tầm quan
trọng đặc biệt, giúp cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình. Cán bộ
văn phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc
không đúng...”.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của Văn phòng tỉnh ủy
không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng
tỉnh ủy hôm nay, mà còn là niềm tự hào chung của đội ngũ những
người làm công tác văn phòng cấp ủy trong toàn tỉnh. Những bài
học quý báu về bản lĩnh chính trị, tinh thần tận tụy, lòng quả cảm
và sức sáng tạo, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh của lớp
6
lớp cán bộ, chiến sỹ Văn phòng cấp ủy tỉnh năm xưa vẫn còn
nguyên giá trị đối với những người làm công tác Văn phòng cấp
ủy hôm nay và mai sau.
Để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, công chức từng
công tác, chiến đấu tại Văn phòng cấp ủy, góp phần giáo dục, phát huy
truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, công chức trong hệ
thống Văn phòng cấp ủy. Được sự đồng ý của Thường trực tỉnh ủy,
Đảng bộ Văn phòng chủ trương xuất bản cuốn Kỷ yếu: “Văn phòng
Tỉnh ủy Ninh Thuận - Quá trình xây dựng và trưởng thành” để cùng
bạn đọc hiểu thêm và chia sẻ với công tác Văn phòng cấp uỷ trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, cũng
khó có thể ghi lại hết được những chiến công, những cống hiến, hy
sinh, những kỷ niệm đẹp, những dấu ấn khó quên của những người
làm công tác Văn phòng. Ban biên tập đã cố gắng sưu tầm, thu thập
tài liệu, sự kiện, hồi ký, ghi chép của những cán bộ, công chức từng
trực tiếp, gián tiếp làm công tác Văn phòng để trình bày, biên tập cuốn
Kỷ yếu này nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn
đọc góp ý.
Nhân dịp kỷ niệm 22 năm- Ngày tái lập tỉnh (01-04-2002 -
01-04-2014) và 84 năm- Ngày truyền thống Văn phòng cấp ủy
(18-10-1930 - 18-10-2014), Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận trân
trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Phan Rang-Tháp Chàm, tháng 10 năm 2014
BAN BIÊN TẬP
|
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
TRUNG THÀNH, TẬN TỤY, ĐOÀN KẾT,
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO; TIẾP TỤC XÂY DỰNG
VĂN PHÒNG TỈNH UỶ NINH THUẬN
NGÀY CÀNG VỮNG MẠNH
Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã vững lái
đưa con thuyền cách mạng Việt Nam tiến từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc
lập, tự do cho dân tộc, Bắc-Nam sum họp
một nhà, quân dân ta cùng ca vang bài ca
toàn thắng.
Giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã và đang
lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới với nhiều cơ hội
thuận lợi, song cũng đứng trước những khó
khăn và thách thức mới. Kiên định con đường đã chọn; toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta quyết tâm vượt qua mọi chông gai, trở ngại, tất
cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Là cơ quan tham mưu, phục vụ cho Trung ương Đảng và cấp
uỷ các cấp, các thế hệ cán bộ, công chức Văn phòng cấp ủy đã
luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với
lý tưởng của Đảng, đoàn kết một lòng; luôn tận tâm, nỗ lực trong
công tác và chiến đấu; không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ đắc lực sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
Là cơ quan tham mưu, phục vụ cho Trung ương Đảng và cấp
uỷ các cấp, các thế hệ cán bộ, công chức Văn phòng cấp ủy đã
luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với
lý tưởng của Đảng, đoàn kết một lòng; luôn tận tâm, nỗ lực trong
công tác và chiến đấu; không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ đắc lực sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
Với những cống hiến và kết quả đạt được, trong những năm
qua, Đảng bộ, cơ quan, công đoàn Văn phòng tỉnh ủy và cán bộ,
công chức đã được tặng nhiều bằng khen, cờ thi đua của các ban,
ngành Trung ương và địa phương; đặc biệt năm 2010, Văn phòng
tỉnh ủy vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao
động hạng nhì. Đó là sự ghi nhận rất xứng đáng những thành tích
mà Đảng bộ, cơ quan Văn phòng tỉnh ủy đã đạt được trong thời
gian qua.
Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có nhiều thuận lợi,
song cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức; các nguy cơ
mà Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng Cộng
sản Việt Nam chỉ ra, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, nó
9
không chỉ còn là nguy cơ, mà đã trở thành thách thức trong thực
tế và ngày càng trở nên bức thiết đối với công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng hiện nay.
Theo xu thế phát triển của thời đại, Việt Nam sẽ ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Trong khi tình hình
thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó dự báo,
do có những tranh chấp giữa các nước lớn, giữa các lực lượng;
sự mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các quốc gia, các giai cấp,
các dân tộc, các khu vực; cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản, giữa phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội với các thế lực đế quốc cực đoan, hiếu chiến
đang diễn ra dưới nhiều hình thức, sắc thái mới, rất quyết liệt; cuộc
khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế diễn ra rất khó lường; tình
hình tranh chấp trên Biển Đông, cuộc chạy đua vũ trang giữa các
nước, tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng đang có
những diễn biến mới, hết sức phức tạp.
Ninh Thuận là tỉnh có xuất phát điểm thấp; mặc dù tốc độ
tăng trưởng kinh tế những năm gần đây cao nhưng giá trị, quy mô
nền kinh tế còn thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, chất lượng
nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng
và lợi thế của tỉnh, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn; bên
cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng các cấp cũng chịu tác động nhiều mặt của tình hình khách
quan, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh… Để thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhằm đưa tỉnh nhà phát triển
nhanh và bền vững, giữ vững quốc phòng an ninh; thực hiện tốt
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chúng ta cần phát huy sức
mạnh của cả hệ thống chính trị, sự gương mẫu đi đầu của mỗi cán
bộ, đảng viên, sự nỗ lực của các ngành, các cấp và sự đồng thuận
của nhân dân.
Trước yêu cầu của tình hình mới, nhiệm vụ của Văn phòng
tỉnh ủy càng đòi hỏi cao hơn; cán bộ, công chức ở mỗi vị trí công
tác cần phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch
vững mạnh, xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng phát triển.
Trong thời gian tới, Văn phòng tỉnh ủy cần làm tốt một số
việc sau:
Cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh ủy phải luôn trau dồi phẩm
chất chính trị, rèn luyện bản lĩnh cách mạng, nâng cao tinh thần
trách nhiệm, đoàn kết nhất trí, tuyệt đối trung thành với Đảng, chấp
hành nghiêm và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ trương, đường lối
lãnh đạo của Đảng, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4-khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay”.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ
sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Phối hợp hoạt động tốt với các cơ
quan, ban, ngành liên quan trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ... góp phần nâng cao hiệu quả của việc ban hành và tổ
chức thực hiện các quyết định lãnh đạo.
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Văn phòng tỉnh uỷ đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình
mới; có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp; chủ động,
linh hoạt trong xử lý tình huống; có khả năng nắm bắt kịp thời,
chính xác thông tin phục vụ lãnh đạo, tham mưu đúng và trúng vấn
đề thực tiễn đặt ra; có tầm tư duy chiến lược dài hạn; có khả năng
dự báo tình hình và xu thế phát triển.
Cần quan tâm thực hiện tốt các khâu của công tác cán bộ; chú
trọng công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi
11
dưỡng cán bộ, từng bước chuẩn hoá cán bộ theo chức danh và vị trí
công tác; quan tâm đào tạo nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, kỹ
năng xử lý tình huống, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, phương pháp tư
duy, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, luật pháp...; đồng
thời nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần để cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh ủy yên tâm công
tác và cống hiến.
Tăng cường phối hợp, tham mưu sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị
quyết của Tỉnh uỷ; tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm; đề xuất
những chủ trương, chính sách có tầm chiến lược, cơ bản, lâu dài
cho sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội, đảm bảo ổn định về
chính trị, giữ vững quốc phòng-an ninh, bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc; đồng thời kết nối phát triển đồng bộ với các
tỉnh trong khu vực.
Tăng cường phối hợp, tham mưu sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị
quyết của Tỉnh uỷ; tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm; đề xuất
những chủ trương, chính sách có tầm chiến lược, cơ bản, lâu dài
cho sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội, đảm bảo ổn định về
chính trị, giữ vững quốc phòng-an ninh, bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc; đồng thời kết nối phát triển đồng bộ với các
tỉnh trong khu vực.
Tin tưởng rằng, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Văn
phòng nói chung và Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận nói riêng sẽ
tiếp tục đoàn kết nhất trí, giữ vững bản lĩnh chính trị, nêu cao tinh
thần trách nhiệm, mỗi cá nhân, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh phong
trào thi đua, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần thực hiện
thành công Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng đất nước
và quê hương Ninh Thuận ngày càng phát triển, ngày càng giàu
đẹp, văn minh, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và lòng tin yêu,
mến phục của nhân dân.

Nguyễn Đức Thanh
Bí thư tỉnh uỷ,
Chủ tịch HĐND tỉnh,
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
khóa XIII đơn vị Ninh Thuận
|

Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba
(ngày 15 tháng 4 năm 2002)

Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba
(ngày 15 tháng 4 năm 2002)
|
VĂN PHÒNG TỈNH UỶ NINH THUẬN
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
Ninh Thuận là tỉnh có nhiều lần nhập và tách địa dư hành chính.
Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Phủ Ninh Thuận tách khỏi Khánh
Hòa, thành lập tỉnh Phan Rang. Đến năm 1913, Triều Nguyễn bỏ
tỉnh Phan Rang, cắt phần đất phía Bắc nhập vào Khánh Hòa, còn
phần đất phía Nam nhập vào Bình Thuận. Tháng 7 năm 1922, phần
đất nhập vào Khánh Hòa được tách ra thành lập Đạo có huyện An
Phước Chàm, năm tổng ở đồng bằng: Mỹ Tường, Đắc Nhơn, Vạn
Phước, Phú Quý, Kinh Dinh và hai tổng ở miền núi: É Lâm Hạ,
É Lâm Thượng. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công,
Ninh Thuận trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ngày 30 tháng 4
năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Ninh
Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng
thành tỉnh Thuận Lâm. Đầu năm 1976, tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận và Bình Tuy được sáp nhập thành tỉnh Thuận Hải. Thực
hiện chủ trương của Quốc hội khóa VIII, tháng 4 năm 1992, Thuận
Hải tách ra thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ngày nay, Ninh Thuận là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam
Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình
Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp với biển
Đông, nằm ở giao điểm của 3 trục lộ giao thông chiến lược là Quốc
lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 27 lên Tây Nguyên. Diện tích
tự nhiên 3.358 km², có dạng địa hình miền núi, đồng bằng và vùng
biển, có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có thành phố Phan
Rang-Tháp Chàm); 65 xã, phường, thị trấn và 402 thôn, khu phố.
Dân số hơn 587 ngàn người; có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống,
dân tộc thiểu số chiếm 23%, chủ yếu là dân tộc Chăm chiếm 11,3%,
Raglai 10,2%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Các tôn giáo có:
Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo (Bàni và Islam),
Bàlamôn, Baha’I; đồng bào có đạo chiếm 42% dân số.
Ninh Thuận mảnh đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống
cách mạng, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, dù trải qua bao
biến đổi lịch sử, đồng bào các dân tộc trong tỉnh vẫn luôn giữ gìn
và phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động, sáng
tạo, góp phần xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng phát
triển giàu mạnh.
I. TÌNH HÌNH PHỤC VỤ SỰ LÃNH ĐẠO ĐẢNG BỘ
TỈNH KHI CHƯA THÀNH LẬP VĂN PHÒNG TỈNH UỶ
(1930-1945)
Trong những năm 1928-1929, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
đã có một số tổ chức Đảng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời như: Chi bộ Tân Việt Cầu Bảo, Chi bộ Tân Việt Đề
pô Tháp Chàm và ở Cà Ná,... Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản
Việt Nam thành lập, đề ra chủ trương chọn những người đủ tiêu
chuẩn chuyển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại
Ninh Thuận, cơ quan liên tỉnh (Ngũ trang) tiến hành thực hiện
Nghị quyết chuyển đảng, vào tháng 3-1930 tại khu vực đồn kiểm
lâm Tân Mỹ (Ninh Sơn), đồng chí Trần Hữu Duyệt - Bí thư Ngũ
Trang cùng với đồng chí Nguyễn Hữu Hương, đại diện cho tỉnh
Ninh Thuận và đại diện tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà họp triển
khai công tác chuyển đảng ở mỗi tỉnh. Đến tháng 4-1930, các chi
bộ Tân Việt ở Ninh Thuận tiến hành thực hiện chủ trương chuyển
đảng. Từ đây, Ninh Thuận có các chi bộ Cộng sản đầu tiên hoạt
động, trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh cách
mạng của nhân dân trong tỉnh hòa vào phong trào đấu tranh cách
mạng của cả nước, cùng đấu tranh thực hiện mục tiêu Cương lĩnh
chính trị của Đảng đề ra năm 1930.
Từ buổi đầu thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tháng
4-1930 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mặc dù chưa hình
thành tổ chức nhưng đã có những người làm công tác phục vụ việc
liên lạc, in ấn, vận chuyển công văn, giấy tờ, chọn và bảo vệ an
toàn địa điểm hội họp của các đồng chí lãnh đạo, góp phần cùng
17
Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh và cả nước làm nên thắng lợi cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.
II. VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NINH THUẬN GIAI ĐOẠN
1945 - 1954
Hòa bình không được bao lâu, thực dân Pháp dã tâm xâm
lược nước ta một lần nữa. Ngày 21-01-1946, thực dân Pháp từ
Đà Lạt trở lại xâm chiếm Ninh Thuận, Đảng bộ và nhân dân Ninh
Thuận bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp
xâm lược.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, các cơ quan của Tỉnh
ủy Ninh Thuận chủ yếu tập trung ở các Chiến khu như CK7,
Bác Ái, Anh Dũng... điều kiện sinh hoạt, ăn ở, đi lại và chỉ đạo
phong trào gặp khó khăn chồng chất. Cuối năm 1947, Đồng chí
Nguyễn Đối (Sáng) được phân công phụ trách công tác Đảng
vụ và bắt đầu manh nha hình thành cơ quan Văn phòng tỉnh ủy
với các bộ phận công tác như: văn thư, hành chính, quản trị,
phòng mật, cơ yếu, trạm giao thông liên lạc... Đến năm 1950,
công tác xây dựng Đảng đã có bước phát triển và có đủ các cơ
quan chức năng tham mưu cho cấp ủy, lề lối làm việc nề nếp
hơn; đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của Văn phòng
tỉnh ủy Ninh Thuận. Mặc dù được thành lập trong điều kiện hết
sức khó khăn, thiếu thốn nhưng Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận
đã tích cực phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng ở địa phương,
nhất là đã rất cố gắng trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để phục vụ thành công các kỳ Đại hội, Hội nghị quan trọng của
Tỉnh ủy như:
- Hội nghị Tỉnh ủy cuối tháng 6-1946 bầu Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh lâm thời gồm 07 đồng chí, đồng chí Trần Huỳnh làm
Bí thư, đồng chí Trương Chí Cương làm Phó Bí thư và các Ủy viên
tỉnh ủy: Lê Tự Nhiên, Trần Thi, Trần Nguyên Mẫn, Mai Hạnh,
18
Nguyễn Đối (Sáng). Cơ quan Tỉnh ủy đóng tại Càn Khôn (Thuận
Lợi) , nay là xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất được tổ chức tại CK7 (xã
Phước Hà, huyện Thuận Nam), khai mạc lúc 14 giờ ngày 06-12,
kết thúc vào lúc 08 giờ ngày 11-12-1949. Đại hội có 62 đại biểu
đại diện cho các chi bộ cơ sở trong toàn tỉnh về dự. Đại hội đã nhận
định tình hình Ninh Thuận về mọi mặt, đề ra nhiệm vụ của Đảng
bộ trong năm 1950, bầu Ban Chấp hành mới và tuyên dương các
chi bộ đã có tinh thần hy sinh, có nhiều thành tích xuất sắc trong
phong trào cách mạng. Đại hội cũng quyết định duyệt các bản báo
cáo về công tác Đảng, chính quyền, dân vận, kinh tài, quân sự, thi
đua tiến về làng. Ban chấp hành mới có 9 ủy viên chính thức gồm:
Đồng chí Võ Dân- Bí thư tỉnh ủy, đồng chí Việt Kính (Mẫn)- Phó
Bí thư kiêm Chủ tịch và các đồng chí: Hồng Tránh (Thi), Lê Văn
Toàn (Hiền), Hoàng Hữu Thái, Trần Hiếm, Đỗ Mạnh Hùng (Thọ),
Đỗ Công Oanh (Luật), Đỗ Minh Doanh (Khoáng) và hai ủy viên
dự khuyết : đồng chí Hoàng Giáo (Đệ) và Trương Văn Cách (Hy).
Đại hội có quyết nghị 8 vấn đề trong năm 1950, trong đó có nhiệm
vụ chấn chỉnh lại Văn phòng tỉnh ủy.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II được tổ chức từ ngày 25 đến
31-12-1951 tại CK7. Đại hội đã nghe báo cáo chính trị và quyết
nghị về “25 tháng tích cực chuẩn bị chuyển mạng sang tổng phản
công”, nghe báo cáo thuyết trình về xây dựng Đảng, chính quyền,
đoàn thể, tiến về làng. Đại hội kiểm điểm về xây dựng lực lượng
vũ trang, về phong trào du kích chiến tranh, công tác xây dựng căn
cứ, công tác đô thị, công tác dân vận, công tác xây dựng Đảng …
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí chính thức : Lê Văn
Hiền- Bí thư tỉnh ủy, Đỗ Mạnh Hùng (Thọ)- Phó Bí thư tỉnh ủy,
Trần Soạn, Trần Hiếm, Đỗ Minh Doanh (Khoáng), Hoàng Giáo
(Đệ), Nguyễn Đình Cung, Bùi Duy Tú (Thương Dân), Huỳnh
Trung (Bằng), Trần Sinh, Nguyễn Hữu Thái và 04 đồng chí Ủy viên dự khuyết: Nguyễn Quế, Võ Thành Hay (Hoài), Nguyễn Thị
Ngọc Sương và Nguyễn Khắc Nương. Đầu năm 1952, thực hiện
chủ trương giảm biên chế, gọn nhẹ tổ chức, hợp nhất cơ quan Tỉnh
ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính và Ty công an thành một cơ
quan thống nhất. Đồng chí Lê Văn Hiền (Toàn) - Bí thư kiêm Chủ
tịch, đồng chí Huỳnh Trung (Bằng) - Tỉnh ủy viên làm Phó Chủ
tịch kiêm Chánh văn phòng tỉnh ủy, đến năm 1954, đồng chí Mai
Xuân Thưởng, được phân công phụ trách Văn phòng tỉnh ủy.
Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,
cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng nhân dân Ninh Thuận
đã kiên trì bám trụ kháng chiến và có biết bao nhiêu gương hy sinh
dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân, trong đó
có cán bộ, nhân viên Văn phòng tỉnh ủy.
III. VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NINH THUẬN GIAI ĐOẠN
1954 - 1975
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Ninh Thuận được xem
là một trong những chiến trường ác liệt của Khu 6, xa sự chi viện
của Trung ương nên chủ yếu phải tự lực, tự cường để hoạt động.
Vì vậy, công tác văn phòng được tổ chức gọn nhẹ để đáp ứng yêu
cầu thường xuyên di chuyển của các cơ quan lãnh đạo, chú trọng
chất lượng công tác, một người có thể kiêm nhiệm rất nhiều công
việc khác nhau, trong đó có tham gia kháng chiến cùng các lực
lượng khác. Điển hình trong đêm 29-10-1960, trên căn cứ Anh
Dũng (nay là xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn), được sự lãnh đạo trực
tiếp của Tỉnh ủy, đồng chí Phạm Thân, đồng chí Ninh cùng cán bộ,
nhân viên Văn phòng Tỉnh ủy và anh em du kích kết hợp với lực
lượng võ trang của Tỉnh tấn công tiêu diệt địch tại khu tập trung
Ma Nới, Trại Thịt đưa đồng bào về núi . Giai đoạn (1960-1962),
đồng chí Lê Văn Tân, được phân công làm Chánh văn phòng tỉnh ủy, sau đó đồng chí Phan Việt Sơn làm Chánh văn phòng tỉnh ủy
từ giữa 1962 đến năm 1965.
Năm 1965, ở Ninh Thuận địch cho tăng cường quân, tiến
hành xây dựng các căn cứ quân sự, tăng thêm lực lượng bảo an,
dân vệ cho các xã, phường, thôn, ấp. Trước tình đó, cuối năm
1965, Văn phòng Tỉnh ủy đã phục vụ cho Tỉnh ủy tổ chức Hội
nghị mở rộng phổ biến Nghị quyết Trung ương Cục miền Nam và
Nghị quyết Khu ủy khu VI về: đường lối, phương châm đấu tranh
cách mạng trong giai đoạn mới; xây dựng ý chí đấu tranh đánh Mỹ
cho cán bộ chiến sỹ và đồng bào ở các vùng trong tỉnh. Giai đoạn
này, công tác văn phòng được tổ chức khá bài bản và do một đồng
chí Tỉnh ủy viên phụ trách; thời kỳ này đã hình thành một số bộ
phận chuyên trách như tổng hợp tình hình khoảng 01 đến 02 đồng
chí, văn thư đánh máy từ 02 đến 03 đồng chí; quản trị gồm cả y tế
và chị nuôi. Bộ phận đông nhất thường là các đồng chí bảo vệ, ở
bộ phận này ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy, bảo vệ các
đồng chí lãnh đạo còn làm nhiều việc khác như sẵn sàng chiến đấu
chống càn, tăng gia sản xuất, đào hầm hào, công sự... Bộ phận cơ
yếu và điện đài là những bộ phận quan trọng để giữ thông tin liên
lạc bất kể ngày đêm. Năm 1965, đồng chí Huỳnh Đức Tỉnh được
phân công phụ trách văn phòng tỉnh ủy. Đầu năm 1966, đồng chí
Hồ Ngọc Tấn được phân công làm Chánh Văn phòng tỉnh ủy.
Tháng 7-1970, Văn phòng tỉnh ủy đã tham mưu, phục vụ tổ
chức thành công Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 3. Đại hội đã kiểm
điểm hình hình hoạt động của đảng bộ và quân dân trong tỉnh
những năm qua, đồng thời đề ra nhiệm vụ, phương hướng cho
những năm 1971, 1972. Đại hội bầu Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ
gồm 11 đồng chí ủy viên chính thức: Trần Đệ - Bí thư, Nguyễn
Nhất Tâm - Phó Bí thư, Phạm Văn, Bố Xuân Hội, Hồ Ngọc Tấn,
Nguyễn Đức Thành, Chamaleá Chấn, Nguyễn Văn Bửu, Trần Hữu
Phương, Nguyễn Ninh, Nguyễn Tạch và hai ủy viên dự khuyết :
Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Hoàng. Đồng chí Nguyễn Hoàng
được phân công làm Chánh Văn phòng tỉnh ủy.
Trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, vừa tham mưu, phục vụ cấp ủy vừa
tham gia chống trả các cuộc càn quét nhưng cán bộ, nhân viên
Văn phòng tỉnh ủy vẫn luôn lạc quan, tuyệt đối tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, tin vào sức mạnh của nhân dân, tin vào thắng
lợi của cách mạng. Chính niềm tin đó đã cổ vũ những người làm
công tác văn phòng ngày đêm nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao, nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo, nhân
viên Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận đã trưởng thành, được phân
công đảm nhận nhiều cương vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh sau này;
nhiều đồng chí đã lập công xuất sắc, góp phần cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30-
4-1975.
IV. VĂN PHÒNG TỈNH ỦY THUẬN HẢI GIAI ĐOẠN
1975 - 1992
Trải qua 21 năm chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Ninh Thuận đã giành
được thắng lợi vào ngày 16-4-1975, góp phần giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.
Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân Ninh
Thuận bước vào giai đoạn mới với nhiều nhiệm vụ khó khăn, cấp
bách; trước mắt tập trung thiết lập trật tự trị an, xây dựng, củng cố
chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và
mở rộng sản xuất. Về tổ chức hành chính, tỉnh Ninh Thuận được
sắp xếp với 4 huyện (Ninh Hải, An Phước, Ninh Sơn, Bác Ái) và
thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, dân số hơn 262.000 người; bộ máy
Đảng, chính quyền mới được thành lập, tổ chức Đảng mới chỉ có
31/54 xã, phường; đội ngũ cán bộ chủ yếu tại chỗ.
Giai đoạn từ tháng 5-1975 đến tháng 02-1976, Văn phòng
tỉnh ủy Ninh Thuận tiếp tục thực tốt chức năng, nhiệm vụ của
mình: Phục vụ các Hội nghị của Ban Chấp hành tháng 5-1975, hội
nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, tập trung truy quét địch, thiết lập trật tự trị an, nhằm sớm ổn định tình hình, tạo
thuận lợi xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội trong tình hình mới...,
ra sức xây dựng củng cố lực lượng chính trị, củng cố chính quyền
cách mạng, xây dựng bộ máy của các cấp các ngành phù hợp tình
hình nhiệm vụ mới. Đã tổ chức hồi cư cho nhân dân các thôn Vĩnh
Hy, Thái An, Mỹ Hòa và tái lập xã Vĩnh Hy và các thôn Vĩnh
Trường, Từ Thiện và Sơn Hải tái lập xã Phước Dinh. Kết quả vụ
hè thu năm 1975, nông dân đã gieo trồng 25.519 ha, sản lượng trên
50.000 tấn; giải quyết xăng dầu, vật tư cho ngư dân khai thác hải
sản trên 10.000 tấn hải sản các loại. Chỉ đạo khôi phục các nhà máy
đi vào hoạt động: Thủy điện đa Nhim, Nhà máy nước, Sở Muối,
Toa xe...Phục vụ hội nghị triển khai quán triệt Nghị quyết 24 ngày
29-9-1975 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam về nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
mới. Đảng bộ đề ra nhiệm vụ trước mắt: điều chỉnh lại ruộng đất,
tăng cường quản lý kinh tế, quản lý xã hội... Đến cuối năm 1976,
tỉnh đã thu hồi được 8.572ha chia cho 15.777 hộ, tiến hành tu bổ
hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, đưa đồng bào vùng cao Bác Ái
và Anh Dũng xuống vùng thấp định cư ở Phước Hà, Ma Nới, Trà
Co, Tà Lú, MaTy... Đến ngày 20-10-1975, toàn tỉnh bước vào khai
giảng năm học mới với 143 trường, 1.104 lớp với 47.908 học sinh;
tích cực xóa mù chữ, đẩy mạnh bổ túc văn hóa. Trong thời gian
này, cùng với niềm vui quê hương Ninh Thuận được giải phóng,
cán bộ Văn phòng tỉnh ủy còn vinh dự được phục vụ đồng chí Lê
Duẩn -Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí
Trường Chinh- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí
Phạm Văn Đồng- Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về
thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận.
Tháng 02-1976, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Thuận
Hải được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bình Tuy, tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang-Tháp Chàm. Tháng
11-1976, Văn phòng tỉnh ủy Thuận Hải tham gia phục vụ tốt Đại
hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ I (vòng 1) và Đại hội (vòng 2) tháng 3-1977. Thời kỳ 1977-1979, đội ngũ cán bộ Văn phòng
tỉnh ủy đã phục vụ triển khai nhiều chủ trương lớn của Tỉnh ủy
trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ
có nhiều thay đổi, đồng chí Hồng Châu- Tỉnh ủy viên được phân
công làm Chánh Văn phòng tỉnh ủy.
Tháng 10-1979, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ II
được tổ chức tại thị xã Phan Thiết nhằm đánh giá tình hình thực
hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ I giai đoạn 1977-
1979 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 2 năm 1980-1981. Tại
Đại hội, đồng chí Ngô Triều Sơn được bầu vào Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh và được phân công làm Chánh Văn phòng tỉnh ủy.
Trong giai đoạn này, Ban Bí thư có Chỉ thị khoán 100-CT/TW,
ngày 13-01-1981 là điểm nhấn cho phát triển nông nghiệp, người
dân có quyền chủ động trong sản xuất nông nghiệp và thực sự gắn
bó với đồng ruộng, xây dựng 6 nông trường quốc doanh, tập thể
hóa 49,7% số tàu thuyền, 66,7% số mã lực; ngành tiểu thủ công
nghiệp tập thể hóa được 57%...
Tháng 3-1983, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ III,
xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn 1983-1985 và triển khai
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Giai đoạn này, đồng
chí Nguyễn Tri Hóa- Tỉnh ủy viên được phân công làm Chánh Văn
phòng tỉnh ủy.
Sau 10 năm thống nhất đất nước (1975-1985), mặc dù vừa
phải thường xuyên đối phó với những âm mưu chống phá của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, vừa phải xây dựng cuộc
sống mới từ một nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong chiến
tranh; nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Đảng bộ và nhân
dân trong tỉnh đã phấn đấu gian khổ, khôi phục nền kinh tế sau
chiến tranh, xây dựng một số cơ sở vật chất; thiết lập và củng cố
chính quyền nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh. Văn phòng tỉnh ủy Thuận Hải cũng đã tập trung củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ
cán bộ ngày càng trưởng thành, đoàn kết thực hiện tốt chức năng
nhiệm vụ được giao, phù hợp tình hình nhiệm vụ mới; phục vụ sự
lãnh đạo điều hành công việc hằng ngày của Thường trực tỉnh ủy;
phối hợp các cơ quan, các ban đảng chuẩn bị tốt các nội dung phục
vụ các hội nghị của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ, nhất
là phục vụ thành công các Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, II, III;
các đợt thăm và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước về thăm tỉnh Ninh Thuận - Thuận Hải.
Giai đoạn 1986-1991, đây là giai đoạn Văn phòng tỉnh ủy
phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng. Tháng 10-1986, Đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ lần thứ IV
diễn ra từ ngày 13 đến ngày 18-10-1986 tại thị xã Phan Thiết với
yêu cầu “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật”; Đại hội đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ngư
nghiệp là mũi nhọn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến,
hàng tiêu dùng và xuất khẩu; đồng thời phát triển các ngành cơ
khí, vật liệu xây dựng, giao thông vận tải; phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế; tăng cường an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành đảng bộ gồm 56 đồng chí (trong đó
có 11 dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Tri Hóa tiếp tục được bầu vào
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tiếp tục được phân công làm Chánh
Văn phòng tỉnh ủy.
Sau Đại hội, với tinh thần đổi mới, Văn phòng tỉnh ủy tiếp tục
phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy, Ban
Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai các nội dung
quan trọng theo chỉ đạo của Trung ương, đó là: Hội nghị triển khai
quán triệt, học tập nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần 2 (khóa VI, tháng 4-1987) về phân phối lưu thông với
chủ trương phấn đấu 4 giảm (giảm bội chi ngân sách, giảm nhịp
độ tăng giá, giảm lạm phát, giảm bớt khó khăn về đời sống); quyết
định bỏ cơ chế 2 giá, thực hiện cơ chế 1 giá, xóa bỏ “ngăn sông cấm chợ” tạo thị trường thông suốt trong cả nước. Hội nghị lần thứ
3 (khóa VI, tháng 8-1987) về chuyển hướng hoạt động của các đơn
vị công nghiệp quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa và
triển khai Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05-4-1988 của Bộ Chính
trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp... Đảng bộ
tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn; thúc
đẩy sản lượng lương thực tăng nhanh, thực hiện khoán đơn giá
giữa người nông dân và hợp tác xã, đồng thời sắp xếp, củng cố các
hợp tác xã. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng nhanh về diện tích,
sản lượng bảo đảm đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân năm 1989;
đồng thời xuất hiện mô hình kinh tế tư nhân trang trại trồng cây ăn
trái, chăn nuôi gia súc, nuôi tôm xuất khẩu, đời sống đa số xã viên
và nhân dân được cải thiện; văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc; quốc
phòng, an ninh được giữ vững. Tháng 5-1990, Hội nghị tỉnh ủy
triển khai quán triệt, học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 (khóa VI, tháng 3-1990) về “Tình hình quốc tế và nhiệm vụ
của Đảng ta” đã có đánh giá về những sai lầm lệch lạc trong cải tổ,
cải cách ở một số nước xã hội chủ nghĩa và sự chống phá của chủ
nghĩa đế quốc và uốn nắn những quan điểm, nhận thức sai lệch,
dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định kiên
định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập; đồng thời tập trung phục vụ các hoạt động kỷ
niệm 60 năm ngày thành lập Đảng, 100 năm ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh, 45 năm ngày Quốc khánh Nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà.
Từ ngày 25 đến ngày 27-5-1991, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận
Hải lần thứ V (vòng 1) diễn ra tại thị xã Phan Thiết với 326 đại
biểu đại diện cho hơn 12.000 đảng viên. Các đại biểu nghe báo cáo
tổng hợp góp ý văn kiện dự thảo trình Đại hội đại biểu lần thứ VII
của Đảng, góp ý dự thảo văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V
và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội lần thứ VII của Đảng. Dự kiến
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ V (vòng 2) vào cuối năm
1991, nhưng do chủ trương của Trung ương chia tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận nên không tổ chức
Đại hội.
Qua những năm đầu đổi mới (1986-1991), đội ngũ cán bộ
Văn phòng tỉnh ủy tiếp tục được rèn luyện và trưởng thành, phục
vụ tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong công cuộc đổi
mới do Đảng lãnh đạo; vai trò, vị trí, chức năng của Văn phòng
tỉnh ủy tiếp tục được bổ sung và xây dựng với các phòng chức
năng như: phòng Nghiên cứu tổng hợp, phòng Hành chính-Quản
trị, phòng Văn thư-Lưu trữ.
V. VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NINH THUẬN GIAI ĐOẠN
1992 ĐẾN NAY
Tỉnh Ninh Thuận được tái lập ngày 01-4-1992 theo Nghị quyết
của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, ngày 26-12-1991; đơn vị
hành chính lúc bấy giờ gồm 4 huyện, thị: thị xã Phan Rang-Tháp
Chàm, huyện Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước. Ban Chấp hành
lâm thời Đảng bộ tỉnh được thành lập theo Quyết định số 266-NS/
TW ngày 14-3-1992 của Bộ Chính trị gồm 20 đồng chí, đồng chí
Nguyễn Trung Hậu là Bí thư tỉnh uỷ, đồng chí Châu Thanh Xuân
và Nguyễn Văn Hương là Phó Bí thư tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Tri
Hoá được phân công làm Chánh Văn phòng tỉnh uỷ.
Sau khi tỉnh nhà được tái lập và đi vào hoạt động, bên cạnh
những thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh; vẫn còn nhiều khó khăn do
xuất phát điểm về kinh tế-xã hội thấp, cơ sở vật chất và kết cấu
hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân còn khó khăn; thu
ngân sách địa phương chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng tỉnh
mới (tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 1992 mới đạt 33,3
tỷ đồng).
Trước thực trạng này, Tỉnh uỷ đã sớm tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo ổn định bộ máy tổ chức cán bộ, đồng thời tập trung chỉ đạo
thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc
phòng-an ninh; tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ VIII-Đại hội đầu tiên sau khi tái lập tỉnh.
Bộ máy tổ chức của Văn phòng tỉnh ủy thời điểm ngày 01-
4-1992 chỉ có 08 đồng chí, chưa thành lập các phòng chức năng,
chỉ phân công phụ trách các lĩnh vực ; thời gian sau bổ sung thêm
10 đồng chí nữa . Trong thời điểm còn nhiều khó khăn, thiếu thốn;
cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh uỷ đã đoàn kết, trách nhiệm, nỗ
lực vượt qua trở ngại, khẩn trương tập trung cho nhiệm vụ trọng
tâm là tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ tỉnh uỷ lãnh
đạo, chỉ đạo các mặt công tác cấp bách, trước mắt của tỉnh, đồng
thời chủ động, tích cực chuẩn bị tốt nội dung báo cáo chính trị của
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII. Bên cạnh công tác tham
mưu, phục vụ cho Thường trực, Ban Thường vụ tỉnh uỷ; cán bộ,
công chức Văn phòng tỉnh uỷ còn tích cực tham gia công tác vệ
sinh, cải tạo, tu sửa, nâng cấp trụ sở làm việc của Tỉnh ủy.
Sau một thời gian chuẩn bị, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ VIII đã tiến hành từ ngày 15-10-1992 đến ngày 17-10-
1992. Đại hội diễn ra trong bối cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của Đảng thành công tốt đẹp, với Cương lĩnh chính trị xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của nước ta đến năm 2000
đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển toàn diện của cả nước nói
chung và Ninh Thuận nói riêng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh gồm 35 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Trung Hậu được
bầu làm Bí thư tỉnh uỷ; đồng chí Châu Thanh Xuân và Nguyễn
Văn Hương làm Phó Bí thư tỉnh uỷ. Đồng chí Nguyễn Tri Hoá tiếp
tục được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và tiếp tục được
phân công nhiệm vụ Chánh Văn phòng tỉnh uỷ.
Đến tháng 4-1993, đồng chí Nguyễn Tri Hoá được điều
động, phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch tỉnh (nay là
Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tỉnh uỷ đã điều động đồng chí Đào
Thậm-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh sang làm Chánh Văn phòng
tỉnh uỷ; đồng chí Nguyễn Bắc Việt-Trưởng Ban Tuyên giáo thị
uỷ Phan Rang-Tháp Chàm được điều động, bổ nhiệm làm Phó
Chánh Văn phòng tỉnh uỷ. Tháng 7-1994, Tỉnh uỷ đã điều động
và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đức Thanh-Trưởng phòng Kinh tế
thị xã Phan Rang-Tháp Chàm làm Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ.
Tháng 01-1995, đồng chí Đào Thậm được bầu làm Phó Chủ tịch
UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Bắc Việt được phân công Quyền
Chánh Văn phòng tỉnh uỷ. Ngày 06-9-1995, Văn phòng tỉnh
uỷ đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/VP về quy định tổ chức,
bộ máy của Văn phòng; trong đó có bộ phận Tổng hợp và phòng
Tổ chức-Hành chính.
Trong giai đoạn từ năm 1992 đến 1996, với những khó khăn
về nhân lực, điều kiện làm việc và các đồng chí lãnh đạo Văn
phòng tỉnh ủy có sự điều động, luân chuyển thường xuyên; nhưng
được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của
Thường trực, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, sự nỗ lực của tập thể cán
bộ, công chức, Văn phòng tỉnh uỷ đã vượt qua khó khăn, ổn định
tổ chức bộ máy, tập trung tham mưu, phục vụ đắc lực cho sự lãnh
đạo của Tỉnh uỷ, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1992-1995).
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
VIII, đảng bộ, quân và dân Ninh Thuận đã đoàn kết, năng động,
sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu bước
đầu rất quan trọng, vượt qua thời kỳ khó khăn và có bước phát
triển trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Ninh Thuận vẫn còn là tỉnh
nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều yếu kém, nhất là
hệ thống thủy lợi, giao thông, đời sống nhân dân còn nhiều khó
khăn, trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng với yêu
cầu. Trong bối cảnh đó, Văn phòng tỉnh uỷ đã phối hợp cùng các cơ quan tham mưu tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, rút ra bài học kinh nghiệm để chuẩn bị
dự thảo văn kiện cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ
1995-2000).
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã được tổ chức tại
thị xã Phan Rang-Tháp Chàm từ ngày 24 đến ngày 27-4-1996.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 43 đồng chí.
Đồng chí Chamaléa Điêu được bầu làm Bí thư tỉnh uỷ; đồng
chí Hồ Hữu Hạnh làm Phó Bí thư tỉnh uỷ. Đồng chí Nguyễn
Đức Thanh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tháng
6-1996, đồng chí Đào Thậm-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
được phân công nhiệm vụ Ủy viên Thường vụ trực Đảng (đến
tháng 01-2000).
Tháng 02-2000, đồng chí Huỳnh Công Lai-Ủy
viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Phan Rang-Tháp
Chàm được điều động, phân công Thường trực tỉnh ủy thay đồng
chí Đào Thậm (đến tháng 12-2000).
Trong giai đoạn này, bộ máy tổ chức của Văn phòng đã được
củng cố, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ tham mưu, phục vụ sự
chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ. Tháng 5-1996, đồng chí Nguyễn Bắc
Việt được điều động làm Tổng biên tập Báo Ninh Thuận. Tháng
6-1996, đồng chí Nguyễn Đức Thanh được bổ nhiệm Chánh Văn
phòng tỉnh uỷ. Tháng 8-1996, đồng chí Nguyễn Minh Trứ được
bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ. Ngày 21-3-1998 thành
lập Tổ cơ yếu thuộc phòng Tổ chức-Hành chính theo quyết định
số 255-QĐ/VP; ngày 18-6 -1998 thành lập Kho Lưu trữ tỉnh uỷ
theo Quyết định 29-QĐ/TU của Ban Thường vụ tỉnh uỷ; ngày 07-
3-1999 thành lập phòng Nghiên cứu Tổng hợp theo quyết định số
585-QĐ/VP.
Thực hiện đề án tăng cường chức năng, nhiệm vụ, củng cố
tổ chức bộ máy của Văn phòng các tỉnh, thành uỷ theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) đã sáp nhập Ban Kinh tế,
Ban Tài chính-Quản trị và Ban Nội chính tỉnh uỷ vào Văn phòng
tỉnh uỷ. Đồng chí Phan Huy Duyên-Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Kinh tế tỉnh ủy được phân công giúp việc
Thường trực tỉnh uỷ lĩnh vực kinh tế (từ tháng 3-1999 đến tháng
02-2001). Đồng chí Đàm Văn Đức-Trưởng Ban Tài chính-Quản trị
tỉnh uỷ được điều động giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ
(tháng 6-2000). Năm 2000, Văn phòng đã có quyết định thành lập
các phòng chức năng: Phòng Nghiên cứu tổng hợp (gồm các tổ:
Tổng hợp, Kinh tế và Nội chính); Phòng Hành chính-Văn thư-Lưu
trữ; Phòng Tổ chức-Quản trị; Phòng Tài chính-Kinh doanh và Nhà
khách tỉnh uỷ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ
1995-2000), các cấp uỷ Đảng và chính quyền tỉnh đã tập trung chỉ
đạo khai thác mọi nguồn lực, thế mạnh, tiềm năng để phát triển
kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư
phát triển kinh tế-xã hội 5 năm đạt 1.350 tỷ đồng, tăng gần 2 lần
thời kỳ 1992-1995. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 88,6%
so với những năm 1991-1995. Kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn,
miền núi được đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải thiện rõ nét. Số hộ
nghèo giảm từ 22,7% năm (1995) xuống còn 15,5 % (năm 2000).
Quốc phòng-an ninh được giữ vững. Thực hiện nghiêm túc Nghị
quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về “Xây dựng và chỉnh đốn
Đảng”, Nghị quyết 04-NQ/TU về “Bảo vệ chính trị nội bộ giai
đoạn 1997-2000”.
Những kết quả và thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Ninh
Thuận đạt được là một sự cố gắng lớn trong điều kiện tỉnh còn rất
nhiều khó khăn; trong đó, Văn phòng tỉnh uỷ đã nỗ lực tham mưu,
phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, góp phần
vào thành quả chung của Đảng bộ tỉnh.
Sau chặng đường 10 năm (1991-2000) thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước,
khắc phục những khó khăn, thiếu thốn, Ninh Thuận đã phấn đấu
đạt được những thành tích tiến bộ quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực: Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, miền
núi được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Các lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hóa, xã hội đều có chuyển biến tiến bộ; đạt chuẩn quốc gia về
xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; sức khỏe nhân dân được
chăm sóc tốt hơn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện. Quốc phòng-an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng
Đảng, hệ thống chính trị được tăng cường; khối đại đoàn kết các
dân tộc anh em trong tỉnh được củng cố vững chắc... những kết
quả quan trọng trong giai đoạn này đã tạo tiền đề tích cực, cần thiết
cho sự phát triển của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X khai mạc vào ngày 28-12-2000
tại thị xã Phan Rang-Tháp Chàm. Đại hội đã đề ra mục tiêu cho
nhiệm kỳ 2000-2005, đó là: Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh
tế có hiệu quả và vững chắc hơn, đồng thời giải quyết tốt những
vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững quốc phòng-an ninh, phấn đấu
đưa Ninh Thuận vượt qua tình trạng nghèo và kém phát triển. Đại
hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 43 đồng chí. Đồng
chí Chamaléa Điêu được bầu lại làm Bí thư tỉnh uỷ; đồng chí Đào
Thậm làm Phó Bí thư tỉnh uỷ. Đồng chí Nguyễn Đức Thanh tiếp
tục được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và tiếp tục được
phân công giữ chức vụ Chánh Văn phòng tỉnh uỷ. Tháng 3-2003,
đồng chí Nguyễn Văn Giàu-Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam được Trung ương luân chuyển, phân công làm Phó Bí
thư Thường trực tỉnh uỷ. Tháng 4-2004, đồng chí Chamaléa ĐiêuBí thư tỉnh uỷ nghỉ chữa bệnh, đồng chí Nguyễn Văn Giàu được
phân công Quyền Bí thư tỉnh uỷ. Đồng chí Văn Công An-Ủy viên
Ban Thường vụ tỉnh uỷ được phân công Ủy viên Thường vụ trực
Đảng (từ tháng 4-2001 đến 12-2005).
Tháng 7-2001, đồng chí Đinh Văn Vượng-Trưởng phòng
Nghiên cứu Tổng hợp được bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng tỉnh
uỷ. Tháng 6-2004, đồng chí Nguyễn Đức Thanh-Chánh Văn phòng
tỉnh uỷ được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí
Đinh Văn Vượng được phân công Quyền Chánh Văn phòng tỉnh uỷ và sau đó là Chánh Văn phòng tỉnh uỷ (tháng 10-2004); đồng
chí Trần Văn Định- Trưởng phòng Nghiên cứu Tổng hợp được bổ
nhiệm Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ. Văn phòng tỉnh uỷ đã tập
trung tổ chức, kiện toàn bộ máy, bổ sung biên chế, ngày càng đáp
ứng tốt hơn yêu cầu tham mưu, phục vụ Thường trực, Ban Thường
vụ và Tỉnh uỷ. Văn phòng tỉnh ủy có các phòng chức năng: Nghiên
cứu Tổng hợp; Tổ chức-Quản trị; Tài chính-Kinh doanh; Cơ yếuCông nghệ thông tin; Hành chính-Văn thư; Lưu trữ và Nhà khách
tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội
Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc; Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005-2010) được
khai mạc vào ngày 07-12-2005 tại thị xã Phan Rang-Tháp Chàm.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XI diễn ra trong
thời điểm công cuộc đổi mới sau 20 năm do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và quyết định phương hướng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị,
đảm bảo quốc phòng-an ninh giai đoạn 2005-2010. Đại hội đã bầu
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 48 đồng chí. Đồng chí Nguyễn
Văn Giàu được bầu làm Bí thư tỉnh uỷ; đồng chí Trương Xuân
Thìn-Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ; đồng chí Hoàng Thị Út LanPhó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Đinh Văn Vượng được
bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và tiếp tục được phân công
giữ chức vụ Chánh Văn phòng tỉnh uỷ.
Tháng 01-2008, đồng chí Nguyễn Văn Giàu được Trung ương
điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
đồng chí Trương Xuân Thìn được bầu làm Bí thư tỉnh uỷ, đồng chí
Nguyễn Đức Dũng-Trưởng Ban Tổ chức tỉnh uỷ được bầu và phân
công làm Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ.
Tháng 4-2008, đồng chí Đinh Văn Vượng-Chánh Văn phòng tỉnh uỷ được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên
giáo tỉnh uỷ; đồng chí Trần Văn Định-Phó Chánh Văn phòng tỉnh
uỷ chuyển công tác; đồng chí Lê Đức Khai-Phó Trưởng phòng
Tổng hợp được bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ. Tháng
5-2008, đồng chí Cao Văn Hoá-Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh
uỷ được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng tỉnh
uỷ; tháng 6-2008, đồng chí Phạm Văn Bình-Trưởng Công an
huyện Thuận Bắc được điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh
Văn phòng tỉnh uỷ phụ trách, theo dõi công tác nội chính của Văn
phòng tỉnh ủy.
Thực hiện Quy định số 222-QĐ/TW ngày 08-5-2009 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ, thành uỷ; ngày
31-8-2009, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 2233-
QĐ/TU quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn
phòng tỉnh ủy. Ngày 08-01-2010, Chánh Văn phòng tỉnh ủy có
Quyết định số 303-QĐ/VPTU ban hành Quy chế làm việc của Văn
phòng tỉnh uỷ, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công
tác của lãnh đạo, chuyên viên và các phòng, đơn vị trực thuộc. Sau
khi ban hành quy chế, Văn phòng tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo,
kiện toàn tổ chức, bộ máy theo quy định, chỉ đạo các phòng, đơn
vị trực thuộc xây dựng quy chế làm việc, định biên số lượng nhân
sự cụ thể của từng bộ phận. Các phòng, bộ phận trực thuộc gồm
có: Tổng hợp, Nội chính, Hành chính-Cơ yếu, Quản trị, Tài chính,
Lưu trữ, Trung tâm Công nghệ thông tin và Nhà khách (trực thuộc
phòng Quản trị). Giai đoạn này, bộ máy tổ chức đã cơ bản đầy đủ;
cán bộ, công chức được tăng cường cả về số lượng, nâng cao hơn
về chất lượng; Đảng uỷ, lãnh đạo cơ quan chú trọng công tác đào
tạo, bồi dưỡng, quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ, công chức; đội ngũ cán bộ, công chức an tâm công tác,
đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, nỗ lực thi đua hoàn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao, góp phần đắc lực vào thành quả chung
của Đảng bộ tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XI (nhiệm kỳ 2006-2010) trong điều kiện không ít khó khăn, nhất
là sự tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh
tế thế giới cùng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh...đã ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống nhân dân; mặt khác, các thế lực thù địch tiếp
tục thực hiện âm mưu “diễn biễn hòa bình” chống phá sự nghiệp
cách mạng của Đảng và nhân dân ta; trong khi trình độ khoa học,
công nghệ, dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp;
kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu;
nguồn vốn cho đầu tư so với yêu cầu phát triển còn nhiều hạn chế.
Nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, Đảng bộ
và nhân dân trong tỉnh đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để
thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội
đã đề ra: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh bình quân đạt
10,4%/năm, quy mô nền kinh tế tăng 1,64 lần so năm 2005; cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất các ngành: dịch
vụ tăng bình quân 10,8%; nông lâm-thủy sản 10,2%; công nghiệpxây dựng 17,3%. Thu ngân sách đạt 665 tỷ đồng; kim ngạch xuất
khẩu đạt 50 triệu USD vào năm 2010. Tổng vốn đầu tư trong 5
năm đạt 18.180 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 11,7 triệu
đồng, tăng 2,4 lần so năm 2005; đời sống của nhân dân được nâng
lên; quốc phòng-an ninh được bảo đảm; công tác xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị được chú trọng. Trong thành tích chung của
Đảng bộ có sự đóng góp của cả hệ thống chính trị, trong đó có Văn
phòng tỉnh uỷ Ninh Thuận.
Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội
Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII (nhiệm kỳ
2010-2015) diễn ra trong bối cảnh đất nước đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm thực hiện Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16-9-2010 tại thành phố Phan
Rang-Tháp Chàm. Chủ đề của Đại hội là: “Phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sức mạnh của hệ
thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo
quốc phòng-an ninh”. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
gồm 53 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng được bầu làm Bí
thư tỉnh uỷ; đồng chí Nguyễn Đức Dũng-Phó Bí thư Thường trực
tỉnh uỷ; đồng chí Nguyễn Đức Thanh-Phó Bí thư, Chủ tịch UBND
tỉnh. Đồng chí Cao Văn Hoá tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh và tiếp tục được phân công giữ chức vụ Chánh Văn
phòng tỉnh uỷ.
Tháng 12-2013, đồng chí Nguyễn Đức Dũng-Phó Bí thư
Thường trực tỉnh uỷ nghỉ chế độ theo quy định. Tháng 02-2014,
đồng chí Lưu Xuân Vĩnh-Trưởng Ban Tổ chức tỉnh uỷ được bầu và
phân công làm Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, đến tháng 6-2014,
đồng chí được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh. Tháng
3-2014, đồng chí Nguyễn Chí Dũng-Uỷ viên Trung ương Đảng,
Bí thư tỉnh uỷ được Trung ương điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng chí Nguyễn Đức Thanh-Phó Bí thư,
Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư tỉnh uỷ (tháng 5-2014).
Về lãnh đạo Văn phòng tỉnh uỷ, có các đồng chí: Cao Văn
Hoá-Tỉnh uỷ viên, Chánh Văn phòng tỉnh uỷ; tháng 4-2011, Tỉnh
uỷ đã điều động đồng chí Lâm Đông-nguyên Bí thư huyện uỷ
Bác Ái giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ; tháng 5-2012,
đồng chí Lê Văn Hải-Phó Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh
tổng hợp Ninh Thuận được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó
Chánh Văn phòng tỉnh uỷ; tháng 12-2012, đồng chí Lê Đức Khai -Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ chuyển công tác khác; tháng 11-
2013, đồng chí Tạ Minh Thao-Trưởng phòng Tổng hợp được bổ
nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ.
Thực hiện Quy định số 219-QĐ/TW ngày 27-12-2013 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ, thành
uỷ; ngày 06-3-2014, Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành Quy định
số 2464-QĐ/TU quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng tỉnh ủy. Văn phòng tỉnh uỷ đã ban hành Quy chế
làm việc và tổ chức lại bộ máy các phòng làm việc theo quy định,
với 06 phòng trực thuộc: Tổng hợp, Hành chính-Tiếp dân, Quản
trị, Tài chính Đảng, Cơ yếu-Công nghệ thông tin, Lưu trữ và Nhà
công vụ trực thuộc Phòng Quản trị. Tháng 7-2013, Tỉnh uỷ đã
thành lập Ban Nội chính, phòng Nội chính của Văn phòng tỉnh uỷ
đã được chuyển giao sang Ban Nội chính tỉnh uỷ.
Đối với Văn phòng cấp ủy cấp huyện, thực hiện Quy định
số 220-QĐ/TW, ngày 27-12-2013 của Ban Bí thư về chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp
việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành
ủy; Văn phòng các huyện, thành ủy có chức năng là cơ quan tham
mưu, giúp việc huyện ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường
vụ và Thường trực huyện ủy trong tổ chức, điều hành công việc
lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp
việc huyện ủy; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh
đạo, chỉ đạo của huyện ủy; trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của
huyện ủy và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của huyện ủy,
ban thường vụ, thường trực huyện ủy và các cơ quan tham mưu,
giúp việc huyện ủy. Hiện nay biên chế bộ máy của Văn phòng cấp
ủy cấp huyện theo quy định có từ 11 đến 13 biên chế, trong đó có
Chánh Văn phòng và có 01 đến 02 Phó Chánh Văn phòng.
Hơn 20 năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay, được sự
quan tâm lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Thường trực tỉnh
uỷ, Văn phòng tỉnh ủy đã luôn đoàn kết, trách nhiệm, phát huy
dân chủ, nỗ lực trong công tác, có nhiều tiến bộ trong thực hiện
chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp uỷ, thể hiện trên một số
mặt sau:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy xây dựng và
tổ chức thực hiện chương trình toàn khóa, hằng năm, quý, tháng,
tuần nề nếp, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm đã giúp cấp uỷ
đề ra chủ trương lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh.
Cung cấp kịp thời thông tin, tham mưu đề xuất ý kiến vào quá
trình ban hành các văn bản chỉ đạo quan trọng; trực tiếp biên tập,
thẩm định các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, đề án của Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ; bảo đảm các điều kiện làm việc về thông
tin liên lạc, trụ sở làm việc, tài chính của Đảng; bảo quản, giữ gìn
các tài liệu Đảng theo đúng quy định bảo mật; bồi dưỡng, hướng
dẫn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng tham mưu tổng hợp
cũng như các hoạt động khác của Văn phòng cấp ủy cấp huyện;
chủ động cùng các ban Đảng giúp cấp ủy, Ban Thường vụ, Thường
trực tỉnh ủy tổ chức thành công các kỳ Đại hội Đảng bộ, hội nghị
sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Trung ương
và của tỉnh; chủ động đề xuất các vấn đề cần thiết, cấp bách để Ban
Thường vụ tỉnh ủy bàn và quyết định; tham mưu đổi mới và nâng
chất lượng phục vụ các hội nghị. Triển khai thực hiện tiêu chí quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO:9001-2008; không ngừng thực
hiện tốt công tác cải cách hành chính trong Đảng, nâng cao trách
nhiệm thực thi công vụ.
Tổ chức thông tin nội bộ trong khối Đảng hoạt động có hiệu
quả, đáp ứng kịp thời cho sự chỉ đạo của cấp ủy; xây dựng, trình
duyệt và tổ chức triển khai có kết quả Đề án ứng dụng công nghệ
thông tin trong toàn Đảng bộ. Tiếp nhận hàng chục ngàn văn bản
của các cơ quan Trung ương và địa phương, đồng thời tổ chức
luân chuyển xử lý một cách nhanh chóng, chính xác, bảo mật; phát
hành các văn bản của cấp ủy bảo đảm đúng thể thức, đúng thẩm
quyền, kịp thời, không bị sai sót. Công tác cơ yếu luôn đảm bảo
bí mật, chính xác, an toàn, kịp thời. Công tác quản trị phục vụ bảo
đảm kịp thời, đúng chế độ, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp uỷ; thực hiện công tác đối ngoại đúng quy định, đón tiếp khách
chu đáo, tận tình.
Trải qua quá trình công tác với nhiều thành tích đạt được,
Đảng bộ, cơ quan và các tổ chức đoàn thể của Văn phòng được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương tặng nhiều bằng
khen, cờ thi đua. Đặc biệt, năm 2002, Văn phòng tỉnh ủy vinh dự
được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba,
năm 2010 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. Đó
là sự ghi nhận xứng đáng những thành tích mà Đảng bộ, cơ quan
Văn phòng tỉnh ủy đã đạt được trong thời gian qua.
Thực tiễn đang đặt ra cho Đảng bộ tỉnh phải không ngừng
đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách sâu sát, toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu,
nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015, chuẩn bị các điều kiện cho giai
đoạn tiếp theo. Đòi hỏi đó đặt ra cho Văn phòng tỉnh ủy những yêu
cầu cao hơn mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phát huy truyền thống “Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, sáng
tạo, tận tụy, chu đáo, giữ vững nguyên tắc”, tập thể cán bộ, công
chức Văn phòng tỉnh ủy luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng
của Đảng, giữ vững bản lĩnh chính trị; đoàn kết nhất trí; tiếp tục
học tập nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đổi mới
tác phong và phương pháp công tác để hoàn thành tốt hơn chức
năng tham mưu, phục vụ, giúp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban
Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy tổ chức lãnh đạo có hiệu quả
nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và những
nhiệm kỳ tiếp theo.
Ban Biên Tập
|
Nhớ những ngày tháng 4!
Mùa xuân đi qua, tháng 4 lại đến. Đường
phố, thôn xóm, bản làng xa xôi, đâu
đâu cũng rợp bóng cờ bay mừng ngày giải
phóng Miền nam, thống nhất Tổ quốc, làm
dậy lên trong lòng người đi qua thời chiến
tranh những kỷ niệm.
Từ cơ quan Huyện ủy Tánh Linh- Bình
Thuận, tôi được điều về Đoàn H.50 từ ngày
đầu đơn vị thành lập (tháng 4 năm 1967) và
ở đó cho mãi đến ngày kết thúc cuộc chiến.
Đoàn H.50 là đơn vị chuyên vận tải vũ khí đạn dược phục vụ chiến
trường Khu 6. Hằng năm vào tháng 4, đỉnh điểm mùa khô, những
chuyến hàng dài ngày, đông người đi phục vụ chiến dịch nối nhau
như trẫy hội trên tuyến đường dài hơn 350 cây số, sông suối chằng
chịt, núi non hiểm trở. Những đoàn khách qua đây, có lẽ cái cảm
nhận đầu tiên là đi đâu cũng gặp đàn bà. Có người thốt lên: nữ đâu
nhiều thế, rồi tắc lưỡi, lắc đầu nhìn những cô gái thân hình nhỏ nhắn
cõng trên lưng bòng hàng nặng bằng trọng lượng bản thân, nhích
từng bước như con sâu đo lên đỉnh dốc Ba Thang. Sững sờ trước
những “cú” ngã trượt chân của cô gái nào đó rơi xuống vực hoặc
thót tim nhìn đoàn người cõng hàng vượt qua trãng trống Đường 14
như hàng cây di động trong tiếng máy bay của địch đến gần… và
chứng kiến những đắng lòng vì đồng đội của họ đi mãi không về.
Chiến tranh, mặt trận nào có phụ nữ tham gia, ở đó sự khốc
liệt của đạn bom mềm đi, sông nước, lá rừng xanh hơn. Trong gian
khổ, hiểm nguy, các cô gái vận tải H.50 đã tạo nên những bức tranh
đẹp. Qua cầu treo, vượt sông nước là chuyện “thường ngày”. Nếu là nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh, quay phim… chắc không bỏ qua
khi trông thấy cô gái vượt sông. Có bến sông phải qua nhanh để
tránh máy bay địch. Bè dùng chở hàng, người tự đu dây qua sông.
Khi hàng được kéo đi, liền đó là dòng người trong bộ quần áo bà
ba đen, nón tai bèo bỏ ngược sau lưng, quần săn tận vế, tay nắm
vào dây phăng đi như vận động viên trên đường đua xanh. Những
đôi chân trần nõn nà, những mái tóc dài lượn trên sóng nước làm
xanh hơn màu nước sông tháng 4.
Tám năm mang súng đạn đi trong bom lửa... những cô gái
vẫn tràn đầy sức sống, phơi phới niềm tin. Tháng 4 hằng năm
đối với họ là thời khắc “đến hẹn lại lên”. Rồi những ngày tháng
4 năm 1975, tin chiến thắng từ chiến trường bay về: Đoàn quân
thần tốc Cách mạng, lần lượt đập tan các cứ điểm của địch, dồn
chúng đến tận hang ổ. Những chiến sỹ H.50 ngày ấy niềm vui
không kể siết, sức mạnh như tăng lên. Ngày không có đêm, núi
cao dốc đứng cúi đầu nhường bước, sông nước êm đềm dịu mát
hơn, họ đi như chạy, như bay. Một ngày bằng mười ngày, mười
ngày bằng ngàn ngày. Nhiều chị lần đầu tiên được hành quân
chung trong đội hình bộ đội chủ lực, cùng người chiến sỹ cầm
súng phía trước hát vang lời ca “Tiến về Sài Gòn- ta quét sạch
giặc thù- giải phóng Thành đô…”. Ngày cuối tháng 4 năm 1975,
nhiệm vụ vận tải bằng sức người không còn nữa. H.50 giải thể,
tôi tạm biệt đồng đội, chia tay tuyến đường mà tôi đã sống trọn
thời gian để đi nhận nhiệm vụ mới.
Rồi từ đó, dòng đời cứ mãi đong đưa! Tháng 4 năm 1976, tôi
lại về nhận công tác tại Ninh Thuận. Đến tháng 4 năm 2001, tôi
được phân công Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ trực Đảng, trực
tiếp chỉ đạo và làm việc với Văn phòng tỉnh uỷ; đến tháng 12-2005
thì được nghỉ chế độ theo quy định, thời gian tuy không dài nhưng
lắng đọng trong tôi nhiều niềm vui và nỗi nhớ!
Ba mươi chín năm sau giải phóng, tôi đã sống ba mươi sáu
lần với những ngày tháng 4 nơi Phan Rang “đầy gió và đầy nắng”,
biết bao kỷ niệm. Mỗi khi tháng 4 về, tưởng như có sự bão hòa nhưng không có sự bão hòa nào cả. Cuộc sống đã chẳng lặp lại
cái gì đó y nguyên,…cái thị xã nhỏ ngày nào giờ đây đã khác xa.
Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh đang phấn
đấu đạt chuẩn đô thị loại 2 vào năm 2015. Ninh Thuận đổi thịt
thay da từng ngày, cuộc sống nhân dân ngày càng sung túc hơn.
Những thiết yếu đời sống: điện, đường, trường, trạm,… đã đến
mọi vùng, mọi nhà. Trên những vùng đất khô cằn: Tháp Chàm, Cà
Đú, Quán Thẻ,… nhà máy, xí nghiệp từng bước mọc lên. Hơn 185
triệu khối nước được hồ đập giữ lại, hàng chục ngàn ha rừng trồng
mới trên vùng nắng gió, cát bay. Cây và nước làm cho cái nắng
như “rang” cái gió như “phan” đã “dịu dàng” trở lại.
Tháng 4 này, ai có dạo chơi trên tuyến đường mới ven biển sẽ
không khỏi cảm xúc trước vẻ đẹp đất trời quê hương. Con đường
Vĩnh Hy - Bình Tiên như dải lụa lượn khúc, uốn quanh theo sườn
núi, vách đá, soi mình trên bóng nước biển cả mênh mông, sâu
thẳm trong tiếng rì rào vỗ bờ bất tận của sóng như có cả âm thanh
kèn Saranai réo rắt, tiếng đàn Chapi trầm mặc, tiếng Mãla ngân
vang, tiếng trống Paranưng rộn ràng như lời mời mọc: Ai có đi đâu
nhớ về Ninh Thuận!.
Tháng 4! tháng 4 năm 1975 là mốc son chói lọi của cách
mạng Việt Nam, để nhân dân ta tiếp tục hành trình trên con đường
dựng xây Đất nước - một nước Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc hùng cường. Tháng 4 đối với tôi còn là duyên phận: tôi sinh
tháng 4, tham gia cách mạng tháng 4, đến Đoàn vận tải H.50 tháng
4 rồi trở thành anh bộ đội, tháng 4 tôi được kết nạp Đảng, là người
lính may mắn được nhìn thấy Miền Nam hoàn toàn giải phóng,
Đất nước hòa bình thống nhất trong những ngày tháng 4 lịch sử.
Và cũng tháng 4, tôi trở về công tác tại Phan Rang, tháng 4 được
phân công Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ trực Đảng, trực tiếp
phụ trách Văn phòng tỉnh uỷ; ở đây, tôi đã luôn gần gũi, sẵn sàng
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, quan tâm chỉ đạo, dìu dắt,
tạo điều kiện cho Văn phòng hoàn thành tốt chức năng tham mưu,
phục vụ cấp uỷ tỉnh.

Văn Công An
Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ trực Đảng

Chiến sĩ Trường Sa
Gác Đêm
Văn Công An
Làng chài khói lam mờ vĩnh nhỏ
Bờ mây nhuận đỏ sắc hoàng hôn
Mũi thuyền, đầu súng chao trên sóng
Ngút ngàn biển óng, bóng sao đêm
Trong sương vọng tiếng loài chim biển
Xa bày, hay đã nhớ cùng ai
Phiên gác đêm nay sao mà nhớ
Nhớ Trường Sa- biển đảo thân yêu.
|
NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY ĐẦU
Ngày 01 tháng 4 năm 1992 ghi một dấu
ấn quan trọng trong quá trình xây dựng
và phát triển tỉnh nhà, đó là việc tái lập tỉnh
Ninh Thuận theo quyết định của Quốc hội
chia tách tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận.
Ngay những ngày đầu năm 1992, cơ
quan Văn phòng tỉnh ủy Thuận Hải hòa
nhập trong không khí phấn khởi của việc
chia tách tỉnh đã tích cực chuẩn bị mọi mặt
cho việc hình thành tổ chức bộ máy và hoạt
động của cơ quan Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận. Đúng 05 giờ
chiều ngày 30-3-1992, chuyến xe cuối cùng chở cán bộ, nhân viên
cùng hồ sơ, tài liệu, tài sản của Ban Thường vụ tỉnh ủy và Văn
phòng tỉnh ủy từ Phan Thiết ra đã có mặt tại Phan Rang, tiếp nhận
cơ sở du lịch của tỉnh Thuận Hải làm trụ sở Tỉnh ủy và Văn phòng
tỉnh ủy Ninh Thuận.
Quên sao được những ngày đầu tái lập tỉnh, khó khăn, thiếu
thốn mọi bề. Với số lượng cán bộ, nhân viên chỉ có 08 người, cơ
sở vật chất nghèo nàn nhưng đã đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn
về nơi ăn, chốn ở, phương tiện làm việc, sớm ổn định tổ chức và tư
tưởng, bắt tay vào làm việc đúng ngày 01-4-1992.
Hình ảnh đồng chí Bí thư tỉnh ủy và cán bộ, nhân viên Văn
phòng tỉnh ủy cùng ăn bếp ăn tập thể đạm bạc mà vui vẻ vẫn còn
lắng đọng; điện nước lập lòe, đứt quãng, chi tiêu tài chính phải cân đối từng ngày cho khối Đảng tỉnh, huyện…nhưng tất cả đều
vượt qua, khẩn trương tập trung cho nhiệm vụ công tác, trọng tâm
là tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy xây dựng
chương trình hành động để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các mặt
công tác cấp bách trước mắt của tỉnh mới, đồng thời tích cực chuẩn
bị tốt nội dung báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII- Đại hội
đầu tiên của tỉnh sau chia tách trong điều kiện hết sức khó khăn,
thiếu các dữ kiện và yêu cầu khẩn trương về thời gian. Báo cáo
Đại hội đã tập trung đánh giá đúng những tiềm năng, lợi thế, khó
khăn, thuận lợi của tỉnh mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 04
năm từ 1992 đến 1995. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII tiến hành
ngày 15 đến 17-10-1992 là một dấu ấn quan trọng, tạo đà phát
triển cho những năm sau.
Tôi vui mừng nhận thấy: Hòa chung với chuyển biến toàn diện
ngày càng khởi sắc của tỉnh nhà, Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận
hơn 20 năm qua đã có bước trưởng thành, tổ chức bộ máy ngày
càng lớn mạnh, đã phát huy truyền thống đoàn kết, trung thành, tận
tụy, làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, là trung tâm thông tin tổng hợp,
phục vụ tích cực sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy.
Nhân kỷ niệm 84 năm- Ngày truyền thống Văn phòng cấp ủy,
tôi xin gửi đến các đồng chí lời chúc mừng tốt đẹp nhất.!.
|
TRỤ SỞ TỈNH ỦY
ĐỊA CHỈ ĐỎ CẦN ĐƯỢC GHI NHỚ
Trụ sở Tỉnh ủy ngày nay- thời Pháp thuộc
là dinh Công sứ Pháp (Tòa sứ). Sau giải
phóng Ninh Thuận (16-4-1975), nơi đây là
trụ sở của Tỉnh ủy Ninh Thuận, rồi Thuận
Hải. Năm 1977, các cơ quan của tỉnh Thuận
Hải chuyển về Phan Thiết, địa điểm này do
ngành du lịch quản lý. Sau ngày tái lập tỉnh
Ninh Thuận, nơi đây tiếp tục là trụ sở của
Tỉnh ủy Ninh Thuận cho đến ngày nay. Trải
qua các giai đoạn lịch sử, có một sự kiện
đã diễn ra và để lại ký ức không thể quên đối với người dân Ninh
Thuận. Đó là sự kiện diễn ra vào những ngày đầu sau khi ta khởi
nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám thắng lợi ở
Ninh Thuận, ngày 21-8-1945.
Sau khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Ninh Thuận,
lực lượng Nhật rút về Sài Gòn. Tuy nhiên, theo lệnh của quân
Anh, lực lượng Nhật quay trở lại Ninh Thuận- 3 trung đội ở Phan
Rang, 1 trung đội đóng ở Tháp Chàm- chờ quân Đồng minh đến
giải giáp vũ khí. Thực tế theo ý đồ của Anh, Pháp là muốn dùng
lực lượng lính Nhật làm hậu thuẫn cho thực dân Pháp quay trở lại
xâm chiếm Ninh Thuận. Biết được ý đồ của địch và trước thái độ
hống hách của lính Nhật với nhân dân, ta yêu cầu Nhật giao nộp
vũ khí, nhưng chúng không chấp nhận. Trước tình hình đó ta chủ
trương cô lập, uy hiếp tinh thần quân Nhật buộc chúng đầu hàng.
Để tránh bị cô lập, Nhật cho 1 tiểu đội đang đóng ở Tháp
Chàm đi liên lạc với số quân đang đóng ở Đà Lạt. Trước ý đồ của
địch, ta cho lực lượng chặn đánh Nhật ở cầu Tân Mỹ, buộc chúng
phải về lại Tháp Chàm. Tình hình giữa ta và lực lượng Nhật trở
nên căng thẳng. Nhật rút lực lượng đang đóng ở Tháp Chàm về
Phan Rang tập trung ở trường Nam (nay là trường THCS Lý Tự
Trọng, phường Mỹ Hương, Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm).
Ngày 23-9, Nam bộ đã bước vào kháng chiến chống thực dân
Pháp; lúc này Pháp cho lực lượng đánh ra phòng tuyến của ta ở
Bình Thuận và tấn công Nha Trang. Để trừ hiểm họa- Nhật làm
hậu thuận cho thực dân Pháp, ta chủ truơng tiến đánh lực lượng
Nhật ở Phan Rang.
Rạng sáng ngày 10-11-1945, ta tiến đánh lực lượng Nhật
đang chiếm đóng ở Trường Nam. Lực lượng của ta lúc đầu gồm
có bộ đội giải phóng quân của tỉnh, du kích, tự vệ làng Dư Khánh,
Bảo An. Do vũ khí của ta thô sơ, chủ yếu là gậy gộc, giáo mác,
súng trường; lại chưa có kinh nghiệm đánh địch cố thủ, vũ khí
trang bị tốt hơn- súng máy, súng trường... cho nên lực lượng bộ
đội, du kích của ta xông vào đều bị hỏa lực của địch đánh bật ra
và chịu nhiều tổn thất. Sau khi có lực lượng của bộ đội Nam Long
từ Bình Thuận ra và trung đội Lê Trung Đình từ Quảng Ngãi vào,
ta tổ chức tiến công địch lần hai. Lực lượng Nhật buộc phải tìm
cách tháo chạy sang Tòa Sứ cố thủ. Ta tiếp tục bao vây, đánh địch
ở Tòa Sứ, khí thế đánh Nhật dâng lên rất cao. Đồng bào thị xã, các
địa phương trong tỉnh động viên tiếp sức cho lực lượng đánh Nhật
bằng sự cổ vũ, nấu cơm, tiếp nước cho bộ đội du kích; đồng bào
Raglai với vũ khí là cung tên cũng kéo về tỉnh tham gia đánh Nhật.
Sau hơn 10 ngày bị lực lượng ta bao vây, tiến đánh, lực lượng Nhật
tháo chạy qua sông Dinh tìm đường lên Liên Khàng (Lâm Viên).
Trên đường tháo chạy chúng tiếp tục bị lực lượng ta truy đuổi. Ta
vào tiếp quản Tòa Sứ, thu 11 súng trường đã bị phá hỏng và 4 xác
lính Nhật.
Trận đánh Nhật ở Trường Nam và Tòa Sứ vào những ngày của tháng 10-1945 là chiến công đầu tiên của quân và dân Ninh
Thuận sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ta đã buộc lực lượng
binh lính Nhật còn lại tháo chạy khỏi Ninh Thuận, bớt một hiểm
họa để dồn sức chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến
công đầu đó được tô thắm bởi sự chiến đấu gan dạ, hy sinh anh
dũng của bộ đội, du kích... những tấm gương cao đẹp đó mãi mãi
được ghi nhớ.
Gần 70 năm đã trôi qua, Trường Nam, Tòa Sứ năm xưa vẫn
còn đó. Tòa Sứ nay đang là trụ sở của Tỉnh ủy. Nơi đây tuy có
nhiều đổi thay- khang trang, đẹp đẽ hơn, có những tòa nhà mới
được xây dựng; nhưng Dinh Công Sứ vẫn còn- hiện là tòa nhà có
phòng họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nơi làm việc, tiếp khách
của Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Văn phòng tỉnh ủy- tuy đã được
sửa chữa, nâng cấp nhưng vẫn trên nền móng Tòa Sứ trước đây. Để
ghi nhớ chiến công của quân và dân ta những ngày đầu sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945- Trường Nam và Tòa Sứ xứng đáng
được xem là những địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống cho
các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nguyễn Bắc Việt
Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII đơn vị Ninh Thuận,
nguyên Quyền Chánh Văn phòng tỉnh uỷ
|
VĂN PHÒNG TỈNH UỶ NINH THUẬN
VƯỢT KHÓ ĐI LÊN
Tôi có một vinh dự là được công tác ở
Văn phòng cấp ủy hơn 30 năm, trong
đó ở Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận
hơn 16 năm. Tôi được biết trước đây- và
ngay cả bây giờ- nhiều người không muốn
về công tác ở Văn phòng cấp ủy vì cho
rằng môi trường làm việc ở đây đơn điệu,
thuần túy là phục vụ, không có đất dụng võ.
Nhưng thực tế, công tác tham mưu và phục
vụ của Văn phòng cấp ủy hết sức đặc biệt
và quan trọng, nhất là tham mưu tổ chức công việc lãnh đạo chỉ
đạo của cấp ủy, không phải ai muốn cũng được về công tác ở Văn
phòng cấp ủy, mà phải là những đồng chí “vừa hồng, vừa chuyên”.
Khi viết về cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận- nơi mà
mình đã từng công tác, tôi có nhiều cảm xúc, nhưng khó viết, nên
chỉ tản mạn đôi điều tâm sự.
Nhớ mãi những ngày đầu mới tái lập tỉnh (tháng 4-1992), khó
khăn bộn bề, thiếu thốn cả về cơ sở vật chất lẫn nhân sự. Nơi làm
việc ban ngày, ban đêm tạm sử dụng làm chỗ nghỉ, cơ quan chưa có
bếp ăn tập thể. Cuối tuần, anh em cơ quan muốn cải thiện cũng phải
cân nhắc kỹ, mua thực phẩm, gia vị gì cho nhiều đạm mà hợp khẩu
vị, ngon, bổ, vừa với túi tiền. Trong điều kiện ấy, cán bộ, công chức
cơ quan vẫn chung sức, chung lòng, vượt khó, mỗi người làm việc bằng hai với mong muốn làm tốt công tác tham mưu và phục vụ cấp
ủy. Do yêu cầu công việc, nhiều anh chị em không phải làm việc chỉ
trong 8 giờ hành chính mà phải kéo dài đến lúc xong việc, cho nên
nhiều anh chị em phải “đi vươn thở, về tiếng thơ”.
Đó là sự nỗ lực, góp sức rất lớn của nhiều người. Sự cống
hiến của các chị em trong Văn phòng rất đáng trân trọng và tự
hào. Áp lực công việc của cơ quan nhiều như vậy, nhưng các chị
em không hề giảm đi phần nào công việc chăm sóc con cái, chăm
lo bữa ăn gia đình mà còn tranh thủ làm thêm nghề phụ để có thu
nhập. Vất vả là vậy, nhưng lúc nào tôi cũng thấy nụ cười “thường
trực trên môi”. Chị Lâm Anh, chân yếu tay mềm, vẫn đi gánh từng
gánh nước về để cho khách sử dụng vì lúc bấy giờ nhà khách bố
trí tạm trong cơ quan, thường xuyên bị cúp nước. Anh Lê Sơn
Yên chăm sóc đồng chí Bí thư tỉnh ủy điều trị bệnh ở thành phố
Hồ Chí Minh hàng năm trời, nhiều lúc còn làm thay công việc của
gia đình, y tá với tình cảm sâu nặng, trách nhiệm rất cao. Để đảm
bảo cho lãnh đạo đi công tác được thuận lợi đến cơ sở mà lái xe
chưa biết đường, anh Đinh Hữu Mữu không chỉ dùng điện thoại
hỏi đường, mà còn sử dụng honda đi thị sát trước để chuyến đi chu
đáo, nhanh chóng, an toàn
Lãnh đạo và nhân viên cơ quan luôn đoàn kết, sống tình cảm,
hoà đồng, trách nhiệm; ngày lễ, tết hoặc gia đình cán bộ, nhân viên
có chuyện vui, buồn, cả Văn phòng đều đến chia sẻ, động viên. Ở
Văn phòng tỉnh ủy, một ý nghĩ, một việc làm, một thành tích đều
không của riêng ai. Tính tập thể trong công tác ở Văn phòng tỉnh
ủy Ninh Thuận rất đặc biệt, nhưng trách nhiệm thì rất rõ ràng.
Là địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng Văn phòng tỉnh ủy
Ninh Thuận là một trong những Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy “có
thương hiệu”, đi đầu trong xây dựng tiêu chí quản lý chất lượng
theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO: 9001-2008 và đã áp dụng có hiệu
quả trong các quy trình công tác. Các cơ quan, ban ngành cứ ngỡ
ngàng, thán phục: Làm sao Văn phòng tỉnh ủy “đọc được suy nghĩ
của lãnh đạo” để chủ động trong công tác tham mưu, phục vụ?. Đúng là để hoàn thành tốt công việc thì phải vượt qua rất nhiều
khó khăn; cán bộ, công chức đều ý thức được trách nhiệm và nghĩa
vụ của mình để nỗ lực phấn đấu từng ngày, từng giờ.
Ý thức trách nhiệm, thái độ nghiêm túc trong công việc và
sự nhạy bén trong nhân tố mới là những điểm nổi bật của cán bộ,
công chức Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận. Ý thức, thái độ ấy là
cơ sở vững chắc để tạo ra và duy trì nếp làm việc nghiêm túc, chặt
chẽ, ngăn nắp từ việc lớn đến việc nhỏ. Đó chính là điểm mạnh
về tinh thần và tổ chức để Văn phòng tỉnh ủy hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
Ý thức trách nhiệm, thái độ nghiêm túc trong công việc và
sự nhạy bén trong nhân tố mới là những điểm nổi bật của cán bộ,
công chức Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận. Ý thức, thái độ ấy là
cơ sở vững chắc để tạo ra và duy trì nếp làm việc nghiêm túc, chặt
chẽ, ngăn nắp từ việc lớn đến việc nhỏ. Đó chính là điểm mạnh
về tinh thần và tổ chức để Văn phòng tỉnh ủy hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.

Đinh Văn Vượng
Hàm Vụ trưởng Vụ Địa phương II-Văn phòng Trung ương Đảng, Nguyên Chánh Văn phòng tỉnh uỷ
|
NGƯỜI “ANH CẢ”
CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY
Anh em chúng tôi thường gọi anh Nguyễn
Tri Hóa bằng thái độ trân trọng và biết
ơn như vậy.
Danh xưng trân trọng, biết ơn ấy không
chỉ vì anh có thâm niên trong nghề Văn
phòng cấp ủy, điều chính yếu là ở khả năng
và đức độ của một Chánh Văn phòng những
năm đầu tỉnh Ninh Thuận được tái lập.
Anh Nguyễn Tri Hóa rất ít nói về
mình. Bản tính trầm lặng, nhỏ nhẹ nhưng
rất chỉn chu. Những ngày đầu tái lập tỉnh,
giữa bao bộn bề công việc, vừa phải lo cho anh em từ Bình Thuận
ra có nơi ăn, chốn ở, vừa phải triển khai ngay các nhiệm vụ của cấp
ủy giao, anh Nguyễn Tri Hóa tập hợp được một đội ngũ từ nhiều
nguồn trở về, chung sống đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm trong
mái ấm ngôi nhà Văn phòng tỉnh ủy.
Anh thường tâm sự với chúng tôi: Trong khó khăn gian khổ
lại càng phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Công việc
Văn phòng cấp ủy không chỉ thể hiện trong chương trình công tác
năm, quý, tháng mà có khi (thậm chí là nhiều khi) có việc không
tên, không theo lịch trình và rất đột xuất, do vậy anh em làm Tổng
hợp hay công tác Hành chính, Quản trị phải thực sự chủ động, thấy
hết việc để làm và phải làm việc với cả tinh thần tận tâm, tận lực
để phục vụ nhiệm vụ chung.
Nhận ở anh những lời dạy chí tình, chúng tôi đã làm việc với tinh thần “đi vươn thở, về đêm thơ” (đi làm sớm hơn giờ hành
chính quy định, về nhà khi hoàn tất nhiệm vụ trong ngày), quên cả
thời gian, không để việc dồn lấn, ứ đọng.
Được sống với người có khả năng và đức độ đủ đầy, lớp trẻ
chúng tôi thu nhận ở anh Nguyễn Tri Hóa nhiều kinh nghiệm và
bài học quý giá, bổ sung vào hành trang kiến thức và vốn sống
cho mình, tiếp tục rèn luyện phấn đấu là những cán bộ trung kiên
của Đảng, xứng đáng với thế hệ đi trước và truyền thống của Văn
phòng tỉnh ủy Ninh Thuận.
Tuổi đã cao, sức khỏe gần đây có giảm đôi chút, mỗi lần gặp
anh Nguyễn Tri Hóa- vẫn nụ cười hiền từ, thân thiện, cái bắt tay
xiết chặt, tôi như nhận được từ sâu thẳm của lòng anh tình người
trọn vẹn. Cảm ơn anh- người “Anh Cả” của Văn phòng cấp ủy!

Nguyễn Minh Trứ
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Tuyên giáo tỉnh uỷ, nguyên Phó Chánh Văn phòng tỉnh ủy
|
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ
Tháng 6 năm 2000, Ban Tài chính - Quản
trị tỉnh ủy giải thể theo chủ trương của
Bộ Chính trị sáp nhập vào Văn phòng tỉnh
ủy; tôi về công tác tại Văn phòng tỉnh ủy,
tiếp tục được phân công phụ trách công tác
Tài chính Đảng và Quản trị. Trong suốt thời
gian 13 năm thực hiện chức trách nhiệm vụ
được giao, tôi đúc kết được một số kinh
nghiệm trong công tác tham mưu như sau:
Về công tác tham mưu quản lý tài chính,
tài sản Đảng: Như các đồng chí đã biết, Ninh Thuận là tỉnh còn
nhiều khó khăn, do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên không thuận lợi
nên kinh tế chậm phát triển, thu ngân sách địa phương còn thấp, việc
chi tiêu cho các hoạt động nói chung và hoạt động của khối Đảng
gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trong phạm vi dự toán được giao hằng
năm Văn phòng tỉnh ủy đã chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh
ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cân đối quản lý, điều hành việc chi
tiêu theo các khoản kinh phí được cấp sao cho việc chi tiêu trong
điều kiện ngân sách có hạn, cần phải tập trung chi có trọng tâm trọng
điểm nhằm đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động của cấp uỷ.
Thời gian qua, Văn phòng tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường
vụ, Thường trực tỉnh ủy trong việc quản lý tài chính, tài sản của
Đảng đúng quy định, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình,
không năm nào chi vượt dự toán, hằng năm đều có tích lũy và tiết
kiệm trong chi tiêu để bố trí kinh phí mua sắm tài sản, từng bước
hiện đại hóa trang thiết bị làm việc, nâng cấp, sửa chữa phương
tiện đi lại phục vụ của các ban Đảng, các Đảng ủy trực thuộc và các huyện, thành uỷ, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính
trị được giao.
Về công tác Quản trị: Văn phòng tỉnh ủy là cơ quan tham
mưu giúp việc trực tiếp cho cấp ủy nhiều lĩnh vực, trong đó bộ
phận Quản trị là một trong những bộ phận khá quan trọng góp
phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Công tác Quản
trị không được tập huấn, cũng không có tổ chức hội nghị tổng
kết rút kinh nghiệm, có người cho rằng đây là công việc phục
vụ đơn thuần về hậu cần, xung quanh vấn đề “cơm, áo, gạo,
tiền”. Đành rằng là đơn thuần nhưng theo tôi, công tác Quản trị
không đơn giản chút nào, thậm chí còn đòi hỏi tính khoa học rất
cao. Do đó, những người làm công tác Quản trị phải chịu cực,
chịu khó, nhiệt tình lăn xả, đi sớm về muộn, không ngại khó
khăn, cần phải nhạy bén, linh hoạt, phán đoán trước những sự
việc có thể xảy ra để phục vụ kịp thời, chu đáo và an toàn trong
mọi tình huống.
Nếu nghĩ đơn giản mà phục vụ qua loa, trả lễ, không đầu tư
suy nghĩ, không nắm bắt được nhu cầu của đối tượng mình phục
vụ thì khó đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Người làm
công tác Quản trị, ngoài việc chăm lo nơi ăn, chỗ nghỉ còn phải có
thái độ đón tiếp khách niềm nở, lịch sự, ân cần, quý trọng khách,
khi đưa khách đi tham quan các điểm du lịch của địa phương thì
người phục vụ phải biết hoàn cảnh lịch sử, tình hình phát triển kinh
tế xã hội của địa phương đó,…để giới thiệu, quảng bá hình ảnh.
Như vậy, người làm công tác Văn phòng cấp ủy phải tuyệt
đối trung thành, tận tụy, chu đáo với công việc biết giữ gìn phẩm
chất đạo đức cách mạng, đoàn kết thống nhất nội bộ, kiên trì nhẫn
nại, chịu khó học hỏi cầu tiến để luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp ủy
giao. Tôi mong rằng cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh ủy tiếp tục
phát huy truyền thống tốt đẹp của mình; đồng thời ra sức học tập,
rèn luyện trau dồi kỷ năng nghiệp vụ để hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, luôn xứng đáng là cơ quan tham mưu, giúp việc đắc lực cho
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
|
Đôi điều cảm nhận
VỀ NHỮNG NĂM THÁNG ĐƯỢC
CÔNG TÁC Ở VĂN PHÒNG TỈNH ỦY
Tôi viết bài này như một tiếng lòng rung
lên khi mái tóc đã pha sương của một
đời công chức, sau gần 30 năm làm công tác
Văn phòng nói chung và hơn 10 năm công
tác ở Văn phòng tỉnh ủy Ninh Thuận.
Nhìn lại những năm tháng làm công
tác Văn phòng, từ Văn phòng UBND
huyện, Văn phòng huyện ủy, Văn phòng
tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh; tôi cảm nhận một điều: khi nói đến
công tác Văn phòng hoặc được nghe giới
thiệu là cán bộ Văn phòng, nhiều người đều nhìn nhận công tác
Văn phòng chỉ là những việc giản đơn, đáp ứng những yêu cầu
vật chất phục vụ sự hoạt động của cơ quan lãnh đạo, thậm chí
có người khái quát bằng bốn từ “Bưng, bê, kê, dọn”. Cũng có
người cảm thông, chia sẻ sự vất vả của công việc văn phòng, như
“Người làm dâu trăm họ”.
Sự hiểu biết khác nhau, dù chưa đầy đủ về công tác Văn
phòng nhưng rất đáng trân trọng. Đó là công việc rất vất vả; ngoài
sự nhạy bén, sáng suốt còn đòi hỏi sự siêng năng, cần cù, tháo vát.
Cái khó nhất, cực nhọc nhất là làm sao để thực hiện tốt chức năng
tham mưu, thể hiện thông qua những sản phẩm được chọn lọc từ
những trải nghiệm của thực tiễn cuộc sống và tư duy tổng hợp có
tính khái quat cao. Đó là các báo cáo, các văn bản của cấp ủy ban hành - kết tinh của cả quá trình lao động âm thầm của cơ quan Văn
phòng mà ít người biết đến. Ai đã từng làm công tác Văn phòng
đều trải qua những lần viết báo cáo, tham gia soạn thảo văn kiện.
Để có một bản báo cáo tốt hoặc một văn bản được cơ quan lãnh
đạo chấp nhận, đòi hỏi người cán bộ Văn phòng phải nắm vững
đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; phải theo sát tình hình diễn biến của địa phương, cơ sở, để
có được những nhận xét và phát hiện đúng, đề xuất được những
giải pháp hợp lý đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ. Để đạt được yêu cầu đó, cùng với những kiến
thức tiếp thu qua các trường, lớp; các thế hệ cán bộ Văn phòng đều
phải dành thời gian nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước;
phải thường xuyên theo dõi qua báo chí, trau dồi thêm hiểu biết,
cách viết, hành văn; phải xây dựng được mối quan hệ hài hòa với
các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương và cơ sở, nhất là những
đơn vị được phân công theo dõi. Có thể nói, lao động Văn phòng
là một loại lao động sáng tạo, đòi hỏi khổ luyện; biết chịu đựng và
hết lòng với công việc.
Tôi có sự may mắn đã được công tác và làm việc tại Văn
phòng tỉnh ủy hơn 10 năm. Có thể nói, đây là môi trường công tác
“Uy nghiêm”, niềm kiêu hãnh của bao thế hệ cán bộ cách mạng
một lòng đi theo Đảng. Khoảng thời gian đó như một bước đệm,
là những kinh nghiệm, bài học quý giá tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt các nhiệm vụ sau này.
Gần trọn một đời công chức làm công tác Văn phòng, đã xem
như là một cơ duyên, từ Văn phòng tỉnh ủy sang Văn phòng Đoàn
ĐBQH và HĐND tỉnh, nỗi đau đáu về công tác Văn phòng vẫn
thường trực trong tôi. Nhìn lại các đồng chí, những người anh em
đã từng công tác chung, mái tóc đã pha sương, dấu vết tuổi tác hằn
trên khóe mắt, lòng bỗng thấy nghẹn ngào. Ngày đó, chúng ta đã
từng trải qua bao nhiêu khó khăn, vẫn miệt mài, tận tụy và thầm
lặng, yên tâm mãn nguyện với những gì đã có bằng chính sức lao
động sáng tạo, say mê đầy trách nhiệm của mình.
Chúng ta tự hào là cán bộ Văn phòng tỉnh ủy, và coi đó là
niềm hạnh phúc, được sống và làm việc, được tiếp cận với những
thông tin đầu nguồn của Đảng, là điều kiện giúp người cán bộ Văn
phòng mở rộng tầm nhìn, có thêm vốn sống và nghị lực để phát
triển, trưởng thành, sự trưởng thành bằng chính sức mình, chứ
không phải bằng sự che chắn trong quan hệ ứng xử và trong các
mối quan hệ đa chiều còn nhiều cám dỗ.
Tuy đã được phân công đảm nhiệm nhiệm vụ ở một cơ quan
khác, nhưng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng tỉnh
ủy và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, lại cho tôi có cơ
hội và điều kiện được phối hợp làm việc với những đồng chí, anh
em cũ trong điều kiện làm việc của Văn phòng đã được cải thiện
và phát triển về mọi mặt. Như một gia đình đông anh em, phát huy
tinh thần gương mẫu, đoàn kết, trung thành, tận tụy vốn có, tôi tin
rằng tập thể cán bộ Văn phòng tỉnh ủy mãi mãi xứng đáng là cơ
quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; mà trực tiếp và thường xuyên
là Ban Thường vụ và Thường trực tỉnh ủy; đồng thời là Trung tâm
thông tin của Tỉnh ủy, góp phần đắc lực vào quá trình xây dựng
tỉnh Ninh Thuận ngày càng giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Văn phòng tỉnh ủy, nơi tôi không thể quên - nơi một thời
tôi, chúng ta có những kỷ niệm đẹp, đáng trân trọng của cuộc đời
công chức.

Trần Văn Định
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, nguyên Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ
|
Đôi điều suy nghĩ về nghề Văn phòng
Tôi nhận quyết định về công tác tại Văn
phòng tỉnh ủy Ninh Thuận vào ngày
01-4-1992, ngày hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận chính thức đi vào hoạt động
theo Nghị định của Chính phủ. Trước đó,
tôi đang là Phó Chánh Văn phòng huyện ủy
Phú Quý, tỉnh Thuận Hải.
Những ngày đầu, lực lượng cán bộ của
Văn phòng tỉnh ủy còn rất mỏng: lãnh đạo
có chú Nguyễn Trung Hậu- Bí thư tỉnh ủy;
Văn phòng có chú Nguyễn Tri Hóa- Chánh Văn phòng. Phòng
Quản trị có anh Vượng- Trưởng phòng; tôi; cô Hương- Kế toán;
Văn thư, đánh máy có cô Tuyến, cô Lam; lái xe có anh Quốc, anh
Cường và Hải (tập sự); Tài chính có Chị Hiệp, chị Xưa, chị Kim
Anh; Tổng hợp có anh Ngọc Thanh, anh Võ Chi, anh Mạc; anh
Trứ; Cơ yếu có anh Duẩn; phục vụ có chị Tám, chị Liên, cô Lâm
Anh (mới tuyển).
Sơ lược vài dòng như thế để thấy cái vất vả, thiếu thốn của
anh chị em cán bộ, công chức Văn phòng tinh ủy ở “cái thủa ban
đầu lưu luyến ấy”, để đến hôm nay nhìn lại chăng đường đã đi, ôn
lại kỷ niệm vui buồn, càng thấy tự hào hơn, yêu mến hơn và không
thể quên những con người ngay từ những ngày đầu đã, đang cống
hiến tài năng, trí tuệ và cả lòng nhiệt huyết để tô đẹp thêm truyền
thống Văn phòng cấp ủy của chúng ta.
Có người nói: Văn phòng là một nghề, nhưng mà là nghề 3
“Khờ”- nghĩa là Khô - Khó - Khổ.
“Khô” bởi vì công việc không cho phép đùa giỡn, pha trò, tếu
táo mà lúc nào cũng phải nghiêm túc.
“Khổ” là vì lương ba cọc ba đồng, không có thu nhập gì thêm
nên khổ là cái chắc.
“Khó”, đúng là khó thật. Chức năng của Văn phòng là tham
mưu và phục vụ, cả hai chức năng này đều có nội hàm vô cùng lớn;
tham mưu trên tất cả các lĩnh vực và phục vụ triển khai các nhiệm
vụ của cấp ủy. Đây là những công việc không tên, có việc không
thể định liệu trước, có khi xảy ra đồng thời phải huy động cả cơ
quan vào cuộc...
“Khó”, đúng là khó thật. Chức năng của Văn phòng là tham
mưu và phục vụ, cả hai chức năng này đều có nội hàm vô cùng lớn;
tham mưu trên tất cả các lĩnh vực và phục vụ triển khai các nhiệm
vụ của cấp ủy. Đây là những công việc không tên, có việc không
thể định liệu trước, có khi xảy ra đồng thời phải huy động cả cơ
quan vào cuộc...
Bản thân tôi đã có thời gian gần 25 năm công tác ở Văn
phòng cấp uỷ huyện và tỉnh; đã kinh qua công tác chuyên môn
hành chính, quản trị, tổng hợp và các cương vị lãnh đạo phòng,
văn phòng, chi bộ, đảng bộ. Có thể nói đó là khoảng thời gian chưa
phải là dài so với một đời người, càng không phải là dài so với
truyền thống 84 năm Văn phòng cấp ủy; nhưng cũng đã đủ dài so
với thời gian công tác của một công chức và cũng đã mang đến cho
tôi biết bao kỷ niệm khó quên. 25 năm với một số công việc khác
nhau trong tổng thể công việc của văn phòng, có thể cho là dài
nếu chỉ xét theo khía cạnh thời gian; nhưng suy cho cùng thì cũng
không thể tự mãn, bởi lẽ ở lâu, ở dài chưa chắc đã là hiểu sâu, hiểu
đúng để làm đúng, làm giỏi công việc của mình. Ngẫm lại những
gì mình đã làm, đã chứng kiến, bản thân tôi càng thấm thía điều đó.
Nhân kỷ niệm ngày truyền thống Văn phòng cấp ủy, xin được chia sẻ một số suy nghĩ với các đồng nghiệp, nhất là các bạn trẻ đang
công tác trong hệ thống Văn phòng cấp ủy xoay quanh chức năng,
nhiệm vụ chính của Văn phòng cấp ủy chúng ta:
Về công tác tham mưu: Đã là cán bộ, công chức thì ai cũng
phải thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo. Muốn vậy, bản
thân cán bộ, công chức Văn phòng phải không ngừng học tập, rèn
luyện về mọi mặt; chủ động nghiên cứu, tìm tòi trên sách, báo các
nội dung cần nghiên cứu (theo chuyên đề); sắp xếp thời gian đi
cơ sở để năm bắt thực tiễn; đúc rút kinh nghiệm qua các bài tổng
kết mô hình thực tiễn; lắng nghe, tích luỹ ý kiến từ các đồng chí
lãnh đạo; luôn tự làm mới, không rập khuôn, máy móc; suy nghĩ
kỹ trước khi gõ lên bàn phím từng câu, từng chữ; rà soát, gọt dũa
trước khi trình văn bản.
Đối với công chức trẻ hiện nay, có nhiều điều kiện thuận
lợi để tiếp cận tri thức mới thông qua thế giới mạng; mặt khác với
sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị văn phòng hiện đại thì công tác
tham mưu càng thuận lợi hơn; song theo tôi đó cũng là con dao hai
lưỡi, nếu không cẩn thận sẽ dễ làm cho chúng ta có tư tưởng ỷ lại,
đại khái, hời hợt dẫn đến chất lượng tham mưu thấp, mang tính lắp
ghép, nội dung chung chung. Công tác tham mưu là nhiệm vụ của
tất cả cán bộ, công chức của Văn phòng; vì thế, mỗi cán bộ, công
chức Văn phòng đều là mắt xích quan trọng như nhau trong guồng
máy hoạt động, không có bộ phận nào quan trọng hơn bộ phận
nào.
Về công tác phục vụ: Là chức năng thứ hai của Văn phòng
cấp ủy; nói đến phục vụ, tức là nói đến yếu tố phục tùng; điều đó
có nghĩa mọi cán bộ, công chức văn phòng đều phải coi nhiệm vụ
của mình trong guồng máy hoạt động, bên cạnh yếu tố tham mưu
thì đều gắn với nghĩa phục vụ: Phục vụ ra quyết định, ý kiến lãnh
đạo, chỉ đạo; phục vụ hội họp, đi lại, hoạt động đối nội, đối ngoại...
do đó, thành tích của văn phòng bao giờ cũng mang đậm dấu ấn
tập thể; đó cũng chính là truyền thống, là môi trường đẹp mà các
thế hệ Văn phòng cấp ủy đã xây dựng và không ngừng bồi đắp. Tuy nhiên, đã nói đến phục vụ tức là chấp nhận “làm dâu trăm họ”,
không thể làm vừa lòng tất cả mọi người; do đó để làm tốt nhiệm
vụ này đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức Văn phòng cấp ủy cũng phải
tự rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn, cần cù, chịu thương, chịu
khó; ‘’luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” suy nghĩ của lãnh
đạo để chủ động phục vụ; tránh để sơ xuất dù là sơ xuất nhỏ, đó
mới thể hiện tính “chuyên nghiệp” trong phục vụ.
Một khi hai chức năng đó được thực hiện thông suốt, không
có “điểm nghẽn” cũng đồng nghĩa, đội ngũ cán bộ, công chức của
văn phòng đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp của nghề. Với cách
tiếp cận vấn đề như thế, đồng thời với cái nhìn nghề nghiệp của
một người đã từng có thâm niên 25 năm trong nghề, tôi tin rằng,
với sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, công
chức và điều kiện hiện có, Văn phòng tỉnh ủy chắc chắn sẽ thực
hiện thắng lợi xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần làm dày thêm
truyền thống vẻ vang của Văn phòng cấp ủy.

Lê Đức Khai
Phó Bí thư huyện uỷ Thuận Nam, nguyên Phó Chánh Văn phòng tỉnh ủy
|
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP
THAM MƯU, PHỤC VỤ GIỮA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY
VỚI VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI-HĐND TỈNH
VÀ VĂN PHÒNG UBND TỈNH
Trong những năm qua, công tác phối
hợp giữa Văn phòng Tỉnh ủy với Văn
phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - Hội đồng
nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Các văn phòng đã xây dựng mối quan hệ
công tác gắn bó và phối hợp thực hiện các
nội dung theo Quy chế phối hợp công tác
đã được ký kết, đảm bảo tốt công tác tham
mưu, phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị
tỉnh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Các văn phòng
đã phối hợp tham mưu, đôn đốc xây dựng các báo cáo định kỳ và
đột xuất, chuẩn bị các nội dung phục vụ các kỳ họp theo chương
trình và các cuộc làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ,
Thường trực tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh, Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp tốt việc thông
tin; phục vụ các chuyến công tác và lễ tân trong các hoạt động đối
nội, đối ngoại của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, vẫn còn một số nội dung, công việc phối hợp tham mưu,
phục vụ của 3 Văn phòng chưa đảm bảo yêu cầu về thời gian và
chất lượng; việc ứng dụng công nghệ thông tin để phối hợp trao
đổi công việc giữa 3 Văn phòng chưa nhiều; các đề tài, sáng kiến
kinh nghiệm công tác văn phòng còn rất khiêm tốn.
Trong thời gian tới, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của
công tác văn phòng, nhất là chuẩn bị tham mưu, phục vụ Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Cuộc bầu cử Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; nhiệm vụ phối hợp
tham mưu, phục vụ lãnh đạo của 3 văn phòng sẽ hết sức nặng nề,
đòi hỏi 3 văn phòng phải thực hiện thật tốt Quy chế phối hợp công
tác đã ký kết.
Là trung tâm thông tin phục vụ lãnh đạo, do vậy, các Văn
phòng phải chủ động nắm thông tin kịp thời, cung cấp thông tin
nhiều chiều, nhất là thông tin trao đổi giữa các Văn phòng; phối
hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh đề xuất, tham mưu
các vấn đề mới, có giá trị thực tiễn cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các quyết định để lãnh đạo, điều
hành. Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
nắm bắt thông tin và công tác phối hợp tham mưu, phục vụ. Những
nội dung phối hợp, những công việc cần sự trao đổi, thống nhất
giữa các văn phòng, thì thực hiện trao đổi trên thư điện tử để phối
hợp tham mưu một cách kịp thời, hiệu quả. Chú trọng hơn nữa
công tác tham mưu đổi mới cách tổ chức hội nghị, cách ra nghị
quyết, chỉ thị và việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ
thị hiệu quả hơn, chất lượng hơn; dành nhiều thời gian đi cơ sở để
chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị, địa phương.
Muốn vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức của 3 Văn phòng
cần tiếp tục học tập nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, đổi mới tư duy, tác phong làm việc, có phương pháp công tác
khoa học, chuyên nghiệp; chủ động phát hiện và đề xuất những
vấn đề lớn cho tỉnh; có khả năng tham gia trực tiếp hoặc phối hợp
xây dựng, dự thảo các dự án, quy hoạch, nghị quyết quan trọng
của tỉnh; phải tuyệt đối trung thành, tận tụy, tỉ mỉ, chu đáo, không
ngại khó khăn, gian khổ, đoàn kết, giữ vững nguyên tắc, sáng tạo
trong công việc; rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng giao
tiếp,... nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ công tác Văn
phòng trong tình hình mới.
Đối với lãnh đạo 3 Văn phòng cần quan tâm khuyến khích,
tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, chuyên viên viết và trao đổi
những sáng kiến, kinh nghiệm rút ra từ công tác của mình, góp
phần nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ. Đồng thời định kỳ
tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để tạo sự đoàn
kết, thống nhất, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Đối với lãnh đạo 3 Văn phòng cần quan tâm khuyến khích,
tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, chuyên viên viết và trao đổi
những sáng kiến, kinh nghiệm rút ra từ công tác của mình, góp
phần nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ. Đồng thời định kỳ
tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để tạo sự đoàn
kết, thống nhất, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.

Lâm Đông
Phó Chánh Văn phòng tỉnh ủy
|
Gửi Lòng
Cao Văn Hóa
Em đi công tác Phước Bình
Gửi lòng theo gió hồn mình bâng khuâng…
Nắng mai như cũng ngập ngừng
Lộc non biếc mãi trên từng nhành cây.
Có gì giăng mắc quanh đây
Không gian bịn rịn tỏa vây ngọt ngào!
Quý làm sao dạ đồng bào
Bao năm cùng một chiến hào đánh Tây.
Bây giờ “Hành Rạc”, “Bạc Rây”
Mấy mùa lúa tốt, xanh cây mượt mà.
Đường lên “Tà Lọt” rộng ra
Để cho “bẫy đá” mờ xa bỗng gần.
Cheo leo líu ríu bàn chân
Cầu qua “Tô Hạp” chênh vênh đợi chờ!
Tháng năm cùng ở cùng ăn
Xa rồi nỗi nhớ dằn lòng yêu thương!
Tin yêu sắc nắng còn vương
Dòng sông cùng với con đường sóng đôi.
Em đi lòng dạ bồi hồi
Nhớ thương chi rứa đất trời nở hoa!
Bao năm tình nghĩa chan hòa
Phước Bình ta đó quê mình đẹp sao.
Ngọt ngào hiền dịu em trao
Để cho ai đó lao xao lòng chiều…
Ninh Thuận, tháng 01 năm 2014
|
Chung một trái tim
Tôi rất vinh dự cùng các đồng chí lãnh
đạo văn phòng tham gia biên tập xây
dựng bản thảo kỷ yếu Văn phòng tỉnh ủy
Ninh Thuận. Đọc các bài viết của các chú,
các anh và các đồng nghiệp văn phòng dù
đã nghỉ hưu hay còn làm việc và chuyển
công tác khác đều tựu chung một tấm lòng
trong sáng phục vụ cấp ủy, phục vụ nhân
dân là niềm hạnh phúc của các thế hệ Văn
phòng tỉnh ủy Ninh Thuận, luôn xứ đáng
với truyền thống 16 chữ vàng “Tuyệt đối trung thành, đoàn kết,
sáng tạo, tận tụy, chu đáo, giữ vững nguyên tắc”.
Thật vậy, trong không khí những ngày tháng 8 lịch sử của
dân tộc, Đảng bộ Văn phòng tỉnh ủy chủ trương xây dựng kỷ yếu
Văn phòng, nhằm ghi dấu những chặng đường đã đi qua, tiếp bước
vững chắc cho giai đoạn mới. Có thể nói qua các trang viết của
các thế hệ Văn phòng tỉnh ủy, tuy thời gian chưa phải là dài nhưng
chung một trái tim hồng xây dựng mái ấm Văn phòng. Những
gương mặt thân quen rất đỗi tự hào lại hẹn về gặp nhau cùng với
vui, buồn một thời chung tay xây dựng và làm việc như: chú Tri
Hóa, anh Đức Thanh, anh Bắc Việt, anh Vượng, anh Trứ, anh Định,
Anh Đức, ... dù ở cương vị nào, các anh, các chị là những người
đi trước nhưng luôn là những đồng nghiệp và là nhưng tấm gương
sáng cho thế hệ hôm nay học tập và noi theo. Mái ấm Văn phòng
tỉnh ủy luôn là nơi rèn luyện và trưởng thành cả về nhân cách trong sáng, tấm lòng vị tha, tầm nhìn khoa học, luôn khát khao tỏa sáng
dù ở cương vị công tác nào, các anh, các chị luôn đặt lợi ích tập thể
lên trên hết, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, góp phần xây dựng Văn phòng tỉnh ủy, xây dựng quê hương
Ninh Thuận giàu đẹp, là điểm đến của tương lai.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của Văn phòng tỉnh uỷ, với niền
tin sắt son chung tay xây dựng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao là việc làm không đơn giản; trái lại có những khó khăn,
thách thức đòi hỏi tập thể cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh ủy
chẳng những luôn luôn cháy sáng một ngọn lửa nhiệt tình cách
mạng, trung thành vô hạn với lý tưởng của Đảng, một lòng một
dạ vì nhân dân, có nghị lực quyết tâm, có lòng say mê, dũng cảm,
không sợ gian khổ, khó khăn, nhẫn lại kiên trì, luôn sâu sát, cụ thể
và có phương pháp làm việc khoa học; mà còn cố gắng học tập và
rèn luyện trang bị cho mình kiến thức cần thiết về mọi mặt; đồng
thời biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến nhân dân; đó là quyết tâm
chính trị và là mệnh lệnh từ trái tim.

Tạ MinhThao
Phó Chánh Văn phòng tỉnh ủy
|
TIẾP TỤC XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NGÀY CÀNG VỮNG MẠNH
Cùng với quá trình xây dựng, phát triển
và trưởng thành của Văn phòng tỉnh uỷ,
Công đoàn cơ sở Văn phòng tỉnh ủy dưới
sự lãnh đạo của cấp uỷ, đã phối hợp có hiệu
quả với lãnh đạo cơ quan xây dựng tổ chức
Công đoàn vững mạnh; quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của cán bộ, công chức,
người lao động luôn được quan tâm chăm
lo, bảo vệ; tập thể lao động đoàn kết, nhất
trí cao, đóng góp thành quả thiết thực vào
truyền thống tốt đẹp của Văn phòng tỉnh uỷ.
Công đoàn cơ sở Văn phòng tỉnh ủy hiện nay có 40 cán bộ,
đoàn viên, trong đó có 19 nữ; có 6 tổ công đoàn trực thuộc. Thời
gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Công đoàn
viên chức tỉnh, sự lãnh đạo của Đảng uỷ Văn phòng tỉnh uỷ, Ban
Chấp hành Công đoàn cơ sở Văn phòng tỉnh ủy không ngừng đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động, trong đó chú trọng nâng cao
chất lượng hoạt động, đề ra kế hoạch, chương trình cụ thể phù hợp
với đặc điểm, tình hình cơ quan; động viên cán bộ, đoàn viên thi
đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng
bộ, cơ quan, đoàn thể vững mạnh.
Thực hiện quy chế hoạt động, Công đoàn cơ sở luôn phối
hợp với lãnh đạo cơ quan kịp thời tổ chức thông tin, tuyên truyền
đường lối, chủ trương nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước,
mà trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Năng suất, chất lượng, hiệu quả”; “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà” gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Hưởng ứng tích cực các hoạt động xã hội
do các ngành các cấp phát động, tham gia ủng hộ các quỹ như “Vì
người nghèo”; “Đền ơn đáp nghĩa”; “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”;
chương trình “Nghĩa tình Trường Sa, Hoàng Sa”… Hằng năm,
công đoàn cơ sở chủ trì phối hợp với chi đoàn Thanh niên tổ chức
các hoạt động vui chơi cho các cháu thiếu nhi nhân ngày Quốc tế
thiếu nhi, Tết trung thu; có chính sách động viên, khuyến khích
các cháu có thành tích trong học tập; tổ chức thăm hỏi, động viên
kịp thời khi đoàn viên hoặc thân nhân đoàn viên đau ốm hoặc gia
đình có tang gia, hiếu hỷ. Điều đó đã làm cho tình cảm giữa các
đoàn viên thêm gần gũi, gắn bó. Thường xuyên tổ chức nhiều hoạt
động văn-thể-mỹ sôi nổi, thiết thực nhằm nâng cao đời sống tinh
thần, tạo động lực cho cán bộ, đoàn viên công đoàn thi đua hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ. Thường xuyên quan tâm phát hiện, bồi
dưỡng những cán bộ, đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét
kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Ngoài ra, Ban Chấp hành công
đoàn cũng thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đoàn
viên, người lao động nghiêm túc thực hiện phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, kip thời tham gia rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy
chế hoạt động của cơ quan; quy trình, quy định về quản lý tài sản,
mua sắm hàng hóa, công cụ, dụng cụ làm việc; xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ, quy chế thi đua-khen thưởng; văn hoá công sở,
quản lý, sử dụng trụ sở… góp phần xây dựng môi trường làm việc
xanh, sạch, đẹp, hiện đại, văn minh.
Có thể khẳng định, dưới sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ,
sự phối tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan, Công đoàn cơ sở Văn
phòng tỉnh uỷ đã triển khai nhiều hoạt động gắn với thực hiện
nhiệm chính trị cơ quan mang lại hiệu quả rõ nét. Cán bộ, đoàn
viên công đoàn luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt
đối trung thành lý tưởng của Đảng, không ngừng rèn luyện, học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới lề lối làm việc theo hướng khoa học, hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng tham mưu, phục vụ các cấp uỷ Đảng.
Kết quả nhiều năm qua, Công đoàn cơ sở Văn phòng tỉnh
uỷ đạt vững mạnh xuất sắc, nhiều tập thể, cá nhân được tặng giấy
khen, bằng khen của Công đoàn Viên chức tỉnh, Liên đoàn lao
động tỉnh; nhiều năm liền được Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam tặng Cờ thi đua… góp phần vào thành tích chung của tập
thể Văn phòng tỉnh uỷ là được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng ba năm 2002 và hạng Nhì năm 2010.
Phát huy những thành tích đạt được của Công đoàn cơ sở Văn
phòng tỉnh ủy, mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn cần phải tiếp tục
rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ vững bản lĩnh chính trị, đoàn kết
nhất trí, ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị; chuyên môn; đổi
mới tác phong và phương pháp làm việc, chủ động, khoa học…để
thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần
xây dựng Đảng bộ, cơ quan và Công đoàn cơ sở Văn phòng tỉnh
ủy ngày càng vững mạnh.

Lê Văn Hải
Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Phó Chánh Văn phòng tỉnh uỷ
|

Cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh uỷ tham quan, học tập kinh nghiệm
tại các tỉnh miền Tây Nam bộ (tháng 10-2013)

Đ/c Cao Văn Hoá- Bí thư đảng uỷ Văn phòng khen thưởng đảng viên tại hội
nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2010

Nữ cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh uỷ

Nam cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh uỷ

Tổ chức giải thể thao nội bộ (tháng 9-2014)

Văn phòng tỉnh uỷ- Trưởng khối thi đua các cơ quan Đảng
triển khai nhiệm vụ năm 2014

Tổ chức vui Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi năm 2014

Cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh uỷ tham quan, học tập kinh nghiệm
tại Lâm Đồng (tháng 3-2014)

Cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh ủy
nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn phòng cấp ủy năm 2010

Giao lưu Cụm thi đua khối Đảng năm 2013

Cán bộ, công chức tham gia Hội thi tác nghiệp trên máy tính
tại TP. Huế năm 2012

Hoạt động văn nghệ của cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh uỷ
|
|
|
-
Đang online:
8
-
Hôm nay:
63
-
Trong tuần:
200
-
Tất cả:
185 445
|
|