Sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và Nhân dân, là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ

Một trong những quan điểm trọng tâm của Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Lấy mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 làm điểm tương đồng để động viên, cổ vũ Nhân dân đồng lòng, chung sức thực hiện vì tương lai của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân đó là sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và Nhân dân, là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ .

Hội nghị Tổng kết công tác dân vận năm 2023.

     Với quan điểm, mục tiêu trọng tâm tại Nghị quyết của Trung ương; Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hiện thực hóa khát vọng xây dựng Ninh Thuận ngày càng phồn vinh hạnh phúc, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần hướng tới các giải pháp thực hiện trong hệ thống chính trị tỉnh:

     1. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững với kinh tế biển, kinh tế đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển trọng tâm tại khu vực phía Nam tỉnh tạo tiền đề cơ sở hình thành Khu kinh tế ven biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu đặc biệt là nguồn tài nguyên nước cần được đảm bảo nhu cầu sử dụng, điều hòa, phân phối hợp lý đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

     2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng, thiết thực, hiệu quả tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân về củng cố, tăng cường và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề cao vai trò của nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo góp phần tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận xã hội, cùng chung khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.

     3. Phát huy dân chủ, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân đi đôi với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở; nâng cao chất lượng các mô hình, phong trào tự quản của Nhân dân. Triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật dân chủ ở cơ sở, thực hiện nghiêm quy định người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền  các  cấp định kỳ tiếp xúc, đối thoại với Nhân  dân, giải  quyết kịp thời những nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn đề Nhân dân bức xúc, dư luận xã hội quan tâm, gắn với phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của Nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

     4. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, thường xuyên kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đồng thời đề xuất, kiến nghị những cơ chế, chính sách đặc thù có liên quan đến xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh. Toàn hệ thống chính trị và người dân nâng cao cảnh giác, chủ động nhận diện, phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý kịp thời âm mưu, thủ đoạn, hành động chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

     5. Tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp, kịp thời giải quyết những tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của cử tri và Nhân dân; đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, hệ thống chính trị ở cơ sở, cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo góp phần tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận xã hội, động viên Nhân dân tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phương, đất nước; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

     6. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; thực hiện nghiêm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền các cấp; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.

    7. Thực hành và phát huy dân chủ; thực hiện nghiêm chế độ người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp định kỳ tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, cử lãnh đạo làm việc với các tổ chức đại diện của Nhân dân; lắng nghe và giải quyết kịp thời những nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn đề Nhân dân bức xúc, dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng về phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

     8. Đổi mới việc tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở để đông đảo người dân tham gia, thực sự là chủ thể trong lao động sản xuất, sáng tạo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước, củng cố, huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển quê hương Ninh Thuận phồn vinh, hạnh phúc.

     Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trên; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 265-KH/TU, ngày 25/01/2024 về thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW; theo đó, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương triển khai thực hiện trên chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình để thực hiện Nghị quyết, tạo kết quả thực chất trong việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn với đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao cuộc sống cho Nhân dân trong thời gian tới.

     Thực hiện: Nguyễn Anh Đào, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 25
  • Trong tuần: 403
  • Tất cả: 211 924
Đăng nhập
 
2019 © CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY NINH THUẬN

Địa chỉ: số 7 đường Lê Hồng Phong, Phường Kinh Dinh, Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Điện thoại: 0259.3835227.

Email: Bandv@ninhthuan.gov.vn.