Lợi
dụng internet và mạng xã hội, các thế lực thù địch, các đối tượng cực đoan, bất mãn tăng cường đăng tải
nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của tổ chức Công
đoàn cũng như phủ nhận những kết quả mà tổ chức Công đoàn đã và đang nỗ lực
chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Đây là
mưu đồ rất thâm hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm kích động công
nhân lao động; làm suy yếu mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đoàn viên, công
nhân, viên chức, người lao động với tổ chức Công đoàn Việt Nam; hướng đến mục
tiêu cuối cùng là chống phá Đảng, Nhà nước và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.
"Việt Nam vẫn là độc quyền Công đoàn. Công
đoàn độc quyền bắt tay với chủ doanh nghiệp để cùng hưởng lợi từ công nhân.
Công đoàn Việt Nam mang dáng dấp của một cơ quan nhà nước nhiều hơn là một tổ
chức đại diện cho người lao động. Công đoàn không phải là để đại diện quyền lợi
công nhân mà là để theo dõi công nhân rồi đàn áp họ. Công đoàn hiện nay không
còn phát huy vai trò là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động…". Những
luận điệu xuyên tạc trắng trợn này liên tục được các thế lực thù địch, phản động,
cơ hội chính trị đăng tải trên các trang mạng xã hội để hạ thấp vai trò, uy tín
cũng như tạo nên hình ảnh méo mó về tổ chức Công đoàn; gây tâm lý hoang mang,
dao động, hoài nghi của công nhân lao động với tổ chức công đoàn. Đặc biệt, vào
thời điểm “Tháng Công nhân” năm 2024 và hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập
Công đoàn Việt Nam, đang được các cấp Công đoàn triển khai sôi nổi thì các hoạt
động chống phá, xuyên tạc về tổ chức Công đoàn của các thế lực thù địch lại
càng gia tăng.
Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt
Nam được khẳng định tại Điều 10 Hiến
pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Công
đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người
lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm
lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám
sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn
đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động
người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp
luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, quy mô của
Công đoàn Việt Nam ngày càng được mở rộng, chất lượng nhiều mặt công tác được
nâng lên, đã chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện,
xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, có sức lan tỏa, được đoàn viên,
người lao động, cấp ủy, chính quyền và người sử dụng lao động ghi nhận… đóng
góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước. Gần nhất, trong
nhiệm kỳ vừa qua (2018-2023), như Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã
khẳng định: “Các cấp Công đoàn đã chủ động, tích cực đổi mới và nâng cao
chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động
và hoạt động công đoàn; phát hiện, đề xuất nhiều kiến nghị, góp ý xây dựng luật
để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người lao động. Vai trò của Công đoàn
trong việc tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong
doanh nghiệp tiếp tục được khẳng định…”.
Những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trưởng
thành về mọi mặt. Thời điểm ban đầu, tổ chức công đoàn chỉ xuất hiện trong khu
vực nhà nước thì hiện nay, công đoàn đã mở rộng hoạt động sang khu vực kinh tế
ngoài nhà nước. Tổ chức công đoàn trên cả nước đã phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan, tổ chức và người sử dụng lao động để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của
người lao động. Qua đó, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị giác ngộ
giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho công nhân viên chức, người lao động,
góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; giúp đoàn
viên, công nhân, viên chức, lao động nhận thức sâu sắc, toàn diện về giai cấp,
về Đảng, về chế độ xã hội chủ nghĩa, về công đoàn và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Tổ chức công đoàn đã làm tốt vai trò cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước với công nhân, người lao động. Như vậy, không tổ chức, cá nhân
nào có thể phủ nhận sự cần thiết, vai trò và uy tín của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, tổ chức công đoàn các cấp hiện nay.

Đ/c Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao quà hỗ trợ công nhân, lao động khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2023.
Trải qua 95 năm quá trình hình thành và phát triển, Công đoàn Việt Nam
đã bảo vệ tốt quyền lợi, chăm lo cho người lao động, nhất là thời gian vừa qua,
khi công nhân, người lao động và các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực tham gia với các bộ, ngành tham mưu cho Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời ban hành và triển khai thực hiện các luật,
chính sách liên quan đến người lao động, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và
công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19…Đáng kể trong nhóm kết quả này, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam đã tham mưu tăng
thêm 01 ngày nghỉ vào dịp 2/9 trong Bộ Luật lao động năm 2019; xây dựng thiết
chế công đoàn tại các khu công nghiệp; Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu
căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai
đoạn 2021-2030”; đặc biệt là các Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết
số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 28/10/2021 và các
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao
động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, chính sách hỗ
trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam đã chủ động ban
hành các chính sách hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp, tiêu
biểu như hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho đội ngũ y tế tuyến đầu phòng, chống
dịch COVID-19; hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3
tại chỗ”, “một cung đường 2 điểm đến”; miễn phí đóng đoàn phí công đoàn, lùi
thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp; triển khai chương trình
“Vắc-xin cho công nhân”, ủng hộ Quỹ Vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19 Việt Nam…
Thông qua các hoạt động của tổ chức Công đoàn, đã có trên 10 triệu lượt đoàn
viên, người lao động được thụ hưởng với tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng. Trước
tình hình người lao động bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm diễn ra từ
quý IV năm 2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số
06/NQ-TLĐ ngày 16/01/2023 hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm
thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn
hàng từ tháng 10/2022 đến 3/2023. Mức hỗ trợ từ 700 ngàn đồng đến 03 triệu
đồng/người. Đến nay các cấp Công đoàn đã hỗ trợ trên 81.000 người với tổng số
tiền hơn 113,5 tỷ đồng, bình quân mỗi người lao động được hỗ trợ 1,5 triệu
đồng. (Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).
.jpg)
Đ/c Trần Văn Đông - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Thuận tặng quà cho đoàn viên, người lao động
Tại Ninh Thuận: Theo
báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận, thời
gian qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã triển khai các hoạt động thiết thực
nhằm chăm lo, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động. Trong 6
tháng đầu năm 2024 Các cấp công đoàn đã chăm lo đời sống cho đoàn viên, người
lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”; từ nguồn
tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa, Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn
các huyện, thành phố, ngành, Công đoàn các Khu Công nghiệp đã tổ chức thăm, tặng cho đoàn
viên, người lao động 3.580 suất quà bằng tiền mặt, với tổng giá trị 1,819 tỷ đồng;
815 suất quà bằng hiện vật, với tổng trị giá 287,5 triệu đồng (vé tàu, xe; săm,
lốp xe gắn máy; bột giặt, nước rửa chén); hỗ trợ cho 21 đoàn viên, người lao động bị giảm
thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động, với số tiền 21 triệu đồng, do
doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Cùng với công
đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp đều tặng quà cho đoàn viên (trị giá từ200.000 đến 500.000 đồng/suất
quà), với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng,....
Nhân “Tháng Công nhân” năm 2024 các cấp công đoàn
tỉnh Ninh Thuận đã triển khai sâu rộng và tạo được sức lan tỏa trong đoàn viên,
người lao động. Có 11/11 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 114 công đoàn cơ
sở doanh nghiệp tổ chức các hoạt động trong Tháng Công nhân. Công đoàn cấp trên
trực tiếp cơ sở trích kinh phí công đoàn hơn 129 triệu đồng, tặng 258 suất quà
(mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng) cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh
khó khăn. 114 công đoàn cơ sở doanh nghiệp tổ chức hoạt động thăm hỏi, tặng 760
suất quà cho công nhân, lao động với tổng số tiền 284,5 triệu đồng....
Chương trình nhà “Mái ấm công
đoàn” tiếp tục được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm; tính đến ngày
31/5/2024, đã vận động đoàn viên,
người lao động đóng góp xây dựng Quỹ hơn 473 triệu đồng và đã hỗ trợ xây mới 15 nhà, sửa
chữa 09 nhà với tổng giá trị 975 triệu đồng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn,....
Vai trò của Công đoàn còn được thể hiện rõ nét
khi các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều ký
thoả ước lao động tập thể với các điều khoản có lợi hơn cho đoàn viên, người
lao động so với quy định của pháp luật. Các bản thoả ước lao động tập thể đã tập
trung đi sâu vào nội dung về cam kết việc làm, thời gian làm việc, giờ nghỉ
ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, an toàn vệ sinh lao động và bảo
hiểm xã hội đối với người lao động. Tính đến 31/5/2024 có
147/172 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết thoả ước lao động tập thể; có
110 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động; 120
doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ; 160 doanh nghiệp có thực hiện bữa ăn ca.
Những kết quả trên đã khẳng định vai trò quan
trọng của tổ chức Công đoàn trong việc đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực sự là chỗ dựa tin cậy
của người lao động, là tổ chức chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước
ta. Bởi vậy, hơn ai hết, đội ngũ công nhân viên chức lao động cần có lập trường
tư tưởng vững vàng, tỉnh táo, cảnh giác để không bị lôi kéo, kích động trước
các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động nhằm hạ thấp vai
trò, uy tín của tổ chức công đoàn.
Trước thực trạng đó, để đấu tranh với các luận
điệu sai trái, thù địch nhằm hạ thấp vai trò của tổ chức Công đoàn trong giai
đoạn hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tăng
cường tuyên truyền về Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2023 -
2028, trong đó nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội
XIII Công đoàn Việt Nam và Đại hội XI Công đoàn tỉnh Ninh Thuận, tạo sự thống
nhất về nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận của người sử dụng lao động và
toàn xã hội.
Hai là, tiếp
tục tập trung tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng và mục đích, yêu cầu, sự
cần thiết phải xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể theo tinh
thần Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư;
Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 26/5/2021 của Ban Thường vụ Tinh ủy về tăng cường xây
dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân; phát hiện, đề xuất cấp ủy biểu dương các tổ chức cơ sở đảng
đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp
tác xã, trường học ngoài công lập.
Ba là, thường
xuyên theo dõi, nắm tình hình liên quan đến hoạt động của tổ chức đại diện người
lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam, báo cáo tình hình
và triển khai công việc theo chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng các phương án, kế hoạch
truyền thông để đấu tranh, phản bác; cung cấp, định hướng thông tin theo quy
trình xử lý thông tin xấu, độc trên địa bàn tỉnh.
Bốn là, tăng
cường công tác tuyên truyền định hướng thông tin và phản bác thông tin, đặc biệt
là trên nền tảng mạng xã hội về có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi
dụng thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để chống phá Đảng,
Nhà nước, Công đoàn, doanh nghiệp và xâm phạm quyền, lợi ích của người lao động.
Năm là,
tiếp tục quán triệt phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”,
“lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thời gian tới.