Đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc văn hóa Dân tộc thiểu số Raglai bị người Kinh đồng hóa

Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”. Kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Đại hội XIII nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam”; đồng thời “Bảo vệ nền văn hóa, lợi ích quốc gia-dân tộc; kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin xấu độc, các văn hóa phẩm ngoại lai, độc hại, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ tục”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” tiếp tục khẳng định quan điểm xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhiệm vụ giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm phát triển: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc... lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”, “Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số... Quan tâm, tạo điều kiện phát triển văn hóa, văn nghệ của các dân tộc thiểu số”.

Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, thời gian qua huyện Bác Ái đã tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều thành quả quan trọng góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của đồng bào các dân tộc. 

 

 

Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2001, theo Nghị định 65/NĐ-CP của chính phủ, là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Ninh Thuận, Dân số toàn huyện cuối năm 2023 là 8.183 hộ/33.997 nhân khẩu, có 6.841 hộ/29.704 khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 87,37% so với tổng số dân trên toàn huyện. Sau hơn 20 năm tái lập, nền kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng lên rõ nét, nhân dân tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước. Song song với triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đến với người dân, Đảng bộ huyện đã chú trọng xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, bằng các chính sách, các phong trào: Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, 100% thôn có Nhà văn hóa - thể thao, là nơi tổ chức sự kiện chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần cho nhân dân; 38/38 thôn có đội Mả la, văn nghệ dân gian; toàn huyện có 90% đạt gia đình văn hóa và có 95% cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa ; Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện nghiêm túc, tạo chuyển biến tích cực, tổ chức chu đáo, phù hợp với tập quán, hoàn cảnh gia đình, thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc được thể hiện qua các nghi lễ. Tình trạng cưới tảo hôn trong đồng bào Raglai đã từng bước đáng kể. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở khu dân cư các xã trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. được thực hiện đúng quy định, các nghi lễ đảm bảo trang trọng, giữ gìn và phát huy được những phong tục tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Phong tục cưới theo truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai ngày càng được bà con phát huy gìn giữ. Hầu hết các đám cưới hiện nay được tổ chức rút ngắn thời gian so với trước đây, chỉ tổ chức trong 01- 02 ngày (Trước kia từ 3-4 ngày)... . Việc tang được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức truyền thống, việc tổ chức ăn uống trong đám tang cũng như các tuần tiết sau đám tang được tổ chức gọn nhẹ, xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín trong việc tang; Nhiều địa phương việc tang được thực hiện tương đối tốt, an táng đúng nơi quy định, phù hợp với phong tục ở địa phương. Các hoạt động lễ hội trong huyện diễn ra an toàn, lành mạnh, công tác tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội được chú trọng. Các nghi lễ bỏ mả đã được tổ chức rút ngắn về thời gian và quy mô giảm dần sự tốn kém.

Huyện cũng chú trọng công tác xây dựng và nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được huyện thực hiện tốt, trọng tâm là nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, xem đây là một bộ phận cơ bản góp phần hình thành, phát triển văn hóa chính trị thông qua việc chăm lo bồi dưỡng tinh thần yêu nước, đạo đức, lối sống tốt đẹp, năng lực lao động, ý thức công dân, lối ứng xử văn hóa trong nhân dân, gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính về tiếp thục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Có ý thức tôn trọng pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Nhà nước.

 

 

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc trên địa bàn huyện được triển khai sâu rộng và đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ngành có liên quan và sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của đông đảo tầng lớp Nhân dân; những nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm lưu giữ. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bác Ái có 05 Nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc gồm các Nghệ nhân còn lưu giữ các loại nhạc cụ dân tộc như:  kèn Saranai, đàn Kanhi; các hình thức lễ hội, nghi lễ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng được bảo lưu như: Lễ cưới truyền thống; Lễ Bỏ mã, Lễ cúng ăn mừng lúa mới, lễ cúng rẫy; lưu giữ các loại nhạc cụ: Mã la, Khèn bầu, sáo trúc, đàn Chapi…; về dân ca, dân vũ: Có hệ thống truyện cổ, sử thi, câu đố, hát đối đáp; các điệu múa: Múa giã gạo (giã bắp), múa lên rẫy, múa trỉa hạt... các lễ, tục, nhạc cụ trên đã gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện  được quan tâm lưu giữ, bảo tồn, phát huy. Quan tâm  đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, sản phẩm văn hóa hướng đến phát triển công nghiệp văn hóa được quan tâm. Thường xuyên củng cố, hoàn thiện thể chế văn hóa, bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa phù hợp với đặc thù địa phương từng bước đáp ứng yêu cầu.

Tuyên truyền kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm, lồng ghép với tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị của đất nước, tỉnh và của huyện. Trong đó, tập trung tuyên truyền những thành công của Việt Nam trong việc triển khai đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, hữu nghị, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thường xuyên cập nhật thông tin về các hoạt động đối ngoại của huyện nói riêng và cả tỉnh nói chung thông qua Cổng thông tin điện tử của huyện. Đa dạng hóa hình thức, nội dung thông tin, đẩy mạnh sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại có sức lan tỏa, bao phủ rộng, thông tin trực tuyến, mạng xã hội zalo; Facebook.. Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng như; trên trang thông tin điện tử của huyện, trang thông tin điện tử của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh.v.v.. nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh vùng đất, nét văn hóa đặc sắc ở nơi đây đến bạn bè trong và ngoai tỉnh. Qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân và du khách tham gia bảo vệ và nâng cấp môi trường, cảnh quan.

Công tác xây dựng con người phát triển toàn diện hướng đến chân, thiện, mỹ được huyện quan tâm thực hiện tốt. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, trong đó chú trọng việc giảng dạy giáo dục công dân, giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trong trường học, thường xuyên tổ chức các chuyến về nguồn, tham quan các di tích lịch sử trong và ngoài huyện. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường; hội thi tìm hiểu pháp luật, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động ngoại khóa... Phát huy tốt vai trò của văn học – nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người, đặc biệt là học sinh thông qua các câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường, tích cực tuyên truyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua lực lượng chi hội viên, giáo viên. Tổ chức tốt việc lồng ghép học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt chào cờ đầu tuần. Công tác tuyên truyền phát động Nhân dân tham gia rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được tăng cường.

 

 

Hằng năm, vào dịp lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, các môn thể thao dân gian của dân tộc. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao, Hội khỏe Phù đổng, Hội thao Công nhân viên chức người lao động theo kế hoạch, đã từng bước đẩy mạnh phong trào tích cực tham gia tập luyện thể thao trong toàn dân, lấy nòng cốt là các câu lạc bộ thể thao ở các xã, thôn, các trường học; môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, gần dây là môn quần vợt… được hình thành, tạo điều kiện cho mọi người tham gia tập luyện thể dục thể thao. Đến nay có 30 câu lạc bộ TDTT;  có khoảng 32% tỷ lệ người dân tập luyện thể dục, thể thao trên địa bàn huyện; 21,95% gia đình tập luyện TDTT thường xuyên. 100% chiến sĩ quân đội và công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 100% số trường học thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và 80% thực hiện chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa; bình quân hàng năm mỗi xã, tổ chức 04 giải thi đấu thể thao, huyện tổ chức 7 – 8 giải; tham gia đầy đủ các giải thể thao do tỉnh tổ chức. Kết quả tham gia gần 60 giải các môn, với hơn 1000 lượt VĐV;

Việc chống xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội theo tinh thần Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư khóa X được Huyện ủy quan tâm thực hiện; xây dựng quy chế và thực hiện hiện nghiêm túc, thường xuyên các quy định cụ thể để ngăn chặn, phê phán, đấu tranh, bài trừ sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại; quản lý tốt các hoạt động và dịch vụ văn hóa…qua đó các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp và các tầng lớp nhân dân đều nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội, thể hiện vai trò của hệ thống chính trị các cấp và toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Nâng cao hiệu quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”; chất lượng các danh hiệu văn hóa; tiếp tục đẩy mạnh và phát huy dân chủ cơ sở để người dân cùng tham gia giám sát và tổ chức thực hiện.

Mặc dù điều kiện kinh tế- xã hội của huyện đã có bước phát triển, tuy nhiên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; sở sở vật chất, các thiết chế văn hoá chưa được đầu tư đồng bộ do thiếu nguồn lực đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao của các tầng lớp Nhân dân; một số phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc dần bị mai một; nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc chưa đúng mức; sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng mạng xã hội, những văn hóa độc hại đang len lỏi, tác động vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, làm suy giảm phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sự chống phá của các thế lực thù địch “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng sinh hoạt đạo trái pháp luật đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện các chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Để giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung, các giá trị văn hóa của đồng bào Raglai nói riêng; đồng thời đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động văn hóa-nghệ thuật để xuyên tạc, chống phá, thời gian tới huyện cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, để Nghị quyết, Chương trình thực sự đi vào đời sống nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực, đòi hỏi vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền phải được phát huy; vai trò vận động của Mặt trận và các tổ chức quần chúng phải được đẩy mạnh, các phong trào thi đua phải được thực hiện thường xuyên và đồng bộ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ với phương châm lãnh đạo: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân trong xây dựng, phát huy và phát triển văn hóa.

Hai là, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết, Chương trình phải được lan tỏa, thấm sâu vào tư tưởng, làm chuyển biến trong nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Ba là, các cơ quan làm công tác tham mưu, nhất là quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa phải phát huy có hiệu quả, đồng thời, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong triển khai thực hiện các phong trào. Cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngân sách nhà nước phải được đầu tư đúng mức, đảm bảo cho các hoạt động văn hóa mang lại hiệu quả cao.

Bốn là, đưa vào nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa vào quy ước, hương ước của thôn văn hóa, vào phong trào xây dựng gia đình văn hóa với các cuộc vận động như: xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư,… tạo thành phong trào thi đua chung của toàn xã hội, để từng thôn, làng, mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân cùng tham gia, tạo nên sức mạnh tập thể để đẩy mạnh thực hiện phong trào.

Năm là, phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng thôn, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, cán bộ, đảng viên phải tiền phong gương mẫu, đi đầu trong các phong trào để quần chúng nhân dân noi theo.

Sáu là, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế với phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết để biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đồng thời nhân rộng những mô hình tiêu biểu, những cách làm hay để địa phương khác học tập, rút kinh nghiệm.

Tác giả: Nguyễn Văn Cảnh- Văn phòng Huyện ủy Bác Ái



Thống kê truy cập
  • Đang online: 22
  • Hôm nay: 204
  • Trong tuần: 482
  • Tất cả: 503 799
Đăng nhập
 Cơ quan quản lý trang Web: Huyện ủy Bác Ái; Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Văn Tuấn-UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm chính trị huyện.
 Designed by VNPT.