Phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam

Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, vấn đề lý luận, thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam luôn là đề tài nóng bỏng mà các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động quyết liệt chống phá, thực hiện mục tiêu xóa bỏ, lật đổ.

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không ngừng ra sức chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà chúng ta đang xây dựng nhằm thực hiện mưu đồ “chuyển hóa” về nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Một trong những nội dung mà các thế lực này xuyên tạc, suy diễn, bôi nhọ nhiều nhất là những vấn đề liên quan đến CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hòng “hướng lái” hệ thống chính trị của nước ta theo hướng phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa. Do đó, cần nhận diện rõ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị để có những luận cứ đấu tranh phản bác xác đáng, thuyết phục. Các quan điểm sai trái, thù địch tập trung vào những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, xuyên tạc CNXH, cho rằng chủ nghĩa xã hội là bước thụt lùi của lịch sử, một xã hội mà lợi ích cá nhân, lợi ích của con người hoàn toàn không có.

Thứ hai, xuyên tạc CHXH ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là trái với quy luật, là duy ý chí nên chỉ thất bại – thực sự Việt Nam đang đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trá hình chủ nghĩa xã hội

Thứ ba, xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, cho rằng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ta hiện nay không còn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử nhân loại.

Ngày 16/5/2021, GS.TS. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". 

Lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam đều cho thấy, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất rõ ràng và chặt chẽ; phản ánh đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết. Trên cơ sở phân tích về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ta hiện nay, những nội dung trong bài viết của Tổng bí thư là luận cứ vững chắc phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ta hiện nay

1. Luận cứ phản bác quan điểm cho rằng xã hội xã hội chủ nghĩa là bước thụt lùi của lịch sử, là xã hội mà lợi ích cá nhân, lợi ích của con người hoàn toàn không có.

Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc”.

Ngay trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng có 8 đặc trưng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Với tám đặc trưng này, chứng tỏ chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng sẽ đáp ứng mục tiêu xây dựng "một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Mô hình chủ nghĩa xã hội này cũng chính là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người…".

 

 

Tổng Bí thư khi nói về những thành tựu của thực tiễn 35 năm đổi mới đã minh chứng cho việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chính đáng của từng người dân, vì nó đã “… đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm…; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố”. Xét trên nhiều phương diện, có thể thấy “người dân Việt Nam ngày càng có điều kiện sống tốt hơn so với bất kỳ thời kỳ nào trước đây”. So với nhiều quốc gia có cùng trình độ phát triển kinh tế, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cao hơn khá nhiều. Trong đại dịch COVID-19, những thành công đạt được trong việc hỗ trợ người dân chăm lo sức khỏe, phát triển kinh tế, ổn định đời sống đã minh chứng ở Việt Nam “không ai bị bỏ lại phía sau”. Chúng ta không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế.

Mặc dù, vẫn còn những hạn chế, thách thức trong giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chính đáng của từng cá nhân, nhưng với những kết quả đạt được trên thực tế trong những năm qua ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn tin tưởng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội hướng tới các giá trị đích thực vì con người, “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi” như trong bài viết của Tổng Bí thư đã nêu.

Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

 

 

2. Luận cứ phản bác quan điểm cho rằng Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là trái với quy luật, là duy ý chí nên chỉ thất bại – thực sự Việt Nam đang đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trá hình chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là “điều không tránh khỏi” đối với tất cả các quốc gia”. Tuy nhiên, đi lên chủ nghĩa xã hội như thế nào, bằng con đường nào thì mỗi quốc gia cũng “hoàn toàn không giống nhau”. Phải kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù để tìm ra con đường, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa đúng với quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Theo đó, đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ là một tất yếu nhằm  chuẩn bị mọi điều kiện vật chất, kỹ thuật, đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội, tạo sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ khó khăn, phức tạp, đối với những nước có điểm xuất phát thấp thì còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều lần.

Do vậy, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội “nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới”, như ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư là hoàn toàn chính xác.

Đồng thời, đi lên chủ nghĩa xã hội “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” cũng là phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử loài người, không phải là “dị biệt”. Tuy nhiên, phải hiểu đầy đủ, thực chất của nội dung “…bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, là bỏ qua cái gì, không bỏ quá cái gì. Điều này ở Việt Nam chỉ thực sự được làm rõ trong thời kỳ đổi mới.

Tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta có quan điểm mới, rõ ràng về vấn đề “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đảng ta đã đưa ra nội hàm rất cụ thể, rõ ràng về việc “bỏ qua”: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo sự biến đổi về chất của xã hội trên các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa”. Nghĩa là không để cho các yếu tố của chủ nghĩa tư bản “giữ vị trí thống trị”. Có như vậy, mới khắc phục được “tình trạng áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư, tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa”, như ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư.

“Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Như vậy, “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” chứ “không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản”.

Tuy nhiên, phần là do mơ hồ về nhận thức, song cũng phần lớn do có tư tưởng chống phá, nhiều đối tượng đã cố tình bóp méo, xuyên tạc về việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, Tổng Bí thư đã khẳng định rõ ràng thêm: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”. Luận điểm này không chỉ tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn quan điểm của Đảng ở Đại hội IX mà đề ra nguyên tắc quan trọng trong việc kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản trong xây dựng ở Việt Nam. Đó là phải dựa trên quan điểm khoa học và phát triển.

3. Luận cứ phản bác quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ta hiện nay là không còn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử nhân loại

Trong bài viết của Tổng Bí thư có chỉ rõ:"Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".  Đây là luận điểm hết sức khoa học, bởi vì, cả về lý luận và thực tiễn đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội và sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp ứng đúng khát vọng của nhân dân Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Trước hết, chủ nghĩa xã hội có mục tiêu cao cả là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện; là một chế độ xã hội mà con người được tự do, sống hòa bình và hữu ái giữa các cộng đồng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, một xã hội thực sự vì con người. Là một xã hội như Tổng Bí thư đã viết: “… phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội…, nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn…, phát triển bền vững, hài hòa để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai…”.

Rõ ràng, đây là những khát vọng, mong ước tốt đẹp không chỉ của nhân dân Việt Nam mà là của cả nhân loại.

Thứ hai, thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, hy sinh chống lại sự cường quyền, áp bức của các thế lực ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập cho dân tộc - tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đường lối xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hõi”. Ngay trong bài của Tổng Bí thư cũng đã viết: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giải quyết căn cơ vấn đề độc lập cho dân tộc và cuộc sống tự do, hạnh phúc cho số đông nhân dân. Thực tiễn Việt Nam, từ khi có Đảng Cộng sản, có Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhất là 35 năm đổi mới đã chứng minh điều này”.

Thứ ba, hiện nay, chủ nghĩa tư bản, nhất là ở một số nước tư bản phát triển đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học và công nghệ; có sự điều chỉnh nhất định về sở hữu, an sinh xã hội… làm cho diện mạo của chủ nghĩa tư bản khác nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, như ý kiến của Tổng Bí thư, “chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó”, do vậy các cuộc khủng hoảng về nhiều mặt tiếp tục diễn ra. Chẳng hạn là khủng hoảng trong việc giải quyết dịch bệnh COVID–19 hiện nay đang làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn, xung đột, bạo lực dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, biểu tình, bãi công… không chỉ ở thế giới tư bản, mà còn đặt ra nhiều thách thức vô cùng to lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Chắc chắn đây không phải là chế độ xã hội mà nhân dân Việt Nam mong đợi, càng không phải là tương lai của nhân loại. Nhân dân Việt Nam cần một xã hội “mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người…”.

Cuối cùng, thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực, có thể nói, “xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây”. Rõ ràng “phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản có cùng mức phát triển kinh tế”.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, do điểm xuất phát và hoàn cảnh đi lên chủ nghĩa xã hõi của nước ta có rất nhiều khó khăn, đặc thù, do vậy, cần có sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của toàn Đảng, toàn dân và cần có một thời gian quá độ không ngắn, mới có thể đạt tới xã hội xã hội chủ nghĩa như mong muốn.

2. Luận cứ phản bác quan điểm cho rằng Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là trái với quy luật, là duy ý chí nên chỉ thất bại – thực sự Việt Nam đang đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trá hình chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là “điều không tránh khỏi” đối với tất cả các quốc gia”. Tuy nhiên, đi lên chủ nghĩa xã hội như thế nào, bằng con đường nào thì mỗi quốc gia cũng “hoàn toàn không giống nhau”. Phải kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù để tìm ra con đường, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa đúng với quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Theo đó, đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ là một tất yếu nhằm  chuẩn bị mọi điều kiện vật chất, kỹ thuật, đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội, tạo sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ khó khăn, phức tạp, đối với những nước có điểm xuất phát thấp thì còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều lần.

Do vậy, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội “nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới”, như ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư là hoàn toàn chính xác.

Đồng thời, đi lên chủ nghĩa xã hội “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” cũng là phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử loài người, không phải là “dị biệt”. Tuy nhiên, phải hiểu đầy đủ, thực chất của nội dung “…bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, là bỏ qua cái gì, không bỏ quá cái gì. Điều này ở Việt Nam chỉ thực sự được làm rõ trong thời kỳ đổi mới.

Tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta có quan điểm mới, rõ ràng về vấn đề “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đảng ta đã đưa ra nội hàm rất cụ thể, rõ ràng về việc “bỏ qua”: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo sự biến đổi về chất của xã hội trên các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa”. Nghĩa là không để cho các yếu tố của chủ nghĩa tư bản “giữ vị trí thống trị”. Có như vậy, mới khắc phục được “tình trạng áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư, tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa”, như ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư.

“Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Như vậy, “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” chứ “không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản”.

Tuy nhiên, phần là do mơ hồ về nhận thức, song cũng phần lớn do có tư tưởng chống phá, nhiều đối tượng đã cố tình bóp méo, xuyên tạc về việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, Tổng Bí thư đã khẳng định rõ ràng thêm: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”. Luận điểm này không chỉ tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn quan điểm của Đảng ở Đại hội IX mà đề ra nguyên tắc quan trọng trong việc kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản trong xây dựng ở Việt Nam. Đó là phải dựa trên quan điểm khoa học và phát triển.

Có thể nói, những luận điệu của các thế lực thù địch nhằm phủ nhận và đi đến mục đích xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay ngày càng tinh vi, với nhiều giọng điệu dễ thuyết phục những người mơ hồ về lý luận, những kẻ bất mãn chế độ... Nhận diện rõ những luận điệu sai trái đó, thực hiện phản bác trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam, chúng ta tiếp tục khẳng định chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại là cách thức đấu tranh hiệu quả nhất để đập tan những âm mưu của các phần tử phản động này./.

 

Tác giả: Nguyễn Minh Hùng - Ban Tuyên giáo huyện ủy Bác Ái



Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 182
  • Trong tuần: 460
  • Tất cả: 503 777
Đăng nhập
 Cơ quan quản lý trang Web: Huyện ủy Bác Ái; Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Văn Tuấn-UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm chính trị huyện.
 Designed by VNPT.