
Lãnh đạo Quốc hội ấn nút thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa
đổi) (Ảnh sưu tầm).
Việc sửa đổi luật nhằm khắc
phục những vướng mắc, bất cập của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Cụ thể là việc
hạn chế một số lĩnh vực áp dụng giao dịch điện tử trong luật có thể gây cản trở
ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong những lĩnh vực này. Ngoài ra, việc sửa
đổi luật sẽ khắc phục tình trạng thiếu các chính sách hỗ trợ giao dịch điện tử,
thúc đẩy giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước, thiếu quy định về việc tạo lập,
thu thập, kết nối, chia sẻ dữ liệu của cơ quan Nhà nước.
Mặt
khác, việc sửa luật nhằm tạo sự đồng bộ với các luật ban hành sau về an toàn,
an ninh mạng; tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển
đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành,
lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Luật
Giao dịch điện tử (sửa đổi) bổ sung các quy định về quản lý dữ liệu, cơ sở dữ
liệu, dữ liệu mở, các quy định đối với cơ quan Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động
giao dịch điện tử, hướng đến việc chuyển toàn bộ hoạt động lên môi trường số.

Toàn cảnh Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
(Ảnh sưu tầm).
Trước
đó, ngày 13/6/2023, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận
về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trưởng Quốc phòng đối với chữ ký số
chuyên dùng công vụ; quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ; trách
nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan trong việc quản
lý hoạt động giao dịch điện tử nhưng phải bảo đảm sự phân cấp, phân quyền; dịch
vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thực điện tử công; cách thức
giao dịch điện tử; quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu trong giao dịch điện tử.
Theo
đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại về chức năng quản
lý nhà nước. Trong quản lý nhà nước, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
giao dịch điện tử. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối giúp cho
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trách nhiệm quản lý nhà nước của
Bộ trưởng Quốc phòng đối với chữ ký số chuyên dùng công vụ; các bộ, ngành liên
quan thực hiện việc quản lý như thế nào cũng cần đề cập rõ hơn. Tuyệt đối không
nhầm lẫn giữa chức năng quản lý nhà nước với cung ứng dịch vụ công.
Từ
ngày 01/7/2024, khi luật chính thức có hiệu lực, về trách nhiệm quản lý nhà nước
về giao dịch điện tử, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định cụ thể tại Điều
50 như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
giao dịch điện tử.
-
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà
nước về giao dịch điện tử.
-
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Thông tin và
Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực, địa
bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
-
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong
lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.
Theo
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Điều 24, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) thì dịch vụ
chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ là dịch vụ chứng thực chữ ký số trong
hoạt động công vụ. Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp
bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy
định của pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật về cơ yếu. Chứng thư chữ
ký số chuyên dùng công vụ, chữ ký số chuyên dùng công vụ phải đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
theo quy định của pháp luật.
* Đối
với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được thực
hiện các hoạt động sau (theo khoản 3, Điều 24):
-
Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng
thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp
dữ liệu;
-
Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ;
-
Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực
của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; không sử dụng rào cản kỹ thuật,
công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
-
Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
-
Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm
cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
-
Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ.
Bên
cạnh đó, về cơ sở chính trị, pháp lý đối với chữ ký số chuyên dùng Chính phủ,
Nghị quyết số 56/2020 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Cơ yếu Việt
Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, xác định rất rõ “lực lượng cơ yếu
chủ trì triển khai sản phẩm mật mã để bảo vệ hệ thống chứng thực chữ ký số
chuyên dùng Chính phủ; phát triển, mở rộng hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên
dùng Chính phủ tiên tiến, hiện đại”. Đồng thời, tại Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị
định số 09/2014/NĐ-CP, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, Thông tư số 185/2019/TT-BQP
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thể chế đầy đủ nội dung này và luôn nhất quán
quan điểm “Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo mật và an toàn thông
tin. Dùng mật mã và chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng
hạ tầng, bảo đảm cung cấp dịch vụ và quản lý thống nhất hệ thống chứng thực chữ
ký số chuyên dùng phục vụ trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị”.
Xem chi tiết Luật Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại đây.
