Theo đó, Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt,
bao gồm:
- Mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;
- Dịch vụ trung gian thanh toán;
- Tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán.
Nghị định 52/2024/NĐ-CP được áp dụng đối với:
- Tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt, dịch vụ trung gian thanh toán.
- Tổ chức, cá
nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh
toán (sau đây gọi là khách hàng).

Thanh toán bằng mã QR (Hình từ Internet)
Dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm những dịch vụ:
Tại
Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có quy định về dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt như sau:
1.
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao
gồm: dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng và dịch vụ
thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
2.
Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng là việc cung ứng
phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm
chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch
vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản thanh toán của khách
hàng.
3.
Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng là việc cung ứng
dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán không thông qua tài khoản
thanh toán của khách hàng.
4.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán) là tổ chức được cung ứng một hoặc một số dịch vụ
thanh toán theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ bưu chính công ích.
....
Như
vậy, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm 2 dịch vụ sau:
-
Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng;
-
Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

Ảnh sưu tầm từ Internet
4
trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Theo
Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc
toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
1-
Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
2-
Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật;
3-
Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi
Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu
hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm
lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài
khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán
không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
4-
Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ
trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
Chấm
dứt phong tỏa tài khoản thanh toán
Nghị
định số 52/2024/NĐ-CP quy định việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được
thực hiện:
-
Theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán;
-
Khi có quyết định chấm dứt phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
-
Đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền quy định tại điểm
3 ở trên.
-
Khi có yêu cầu chấm dứt phong tỏa của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung
hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
Nghị
định nêu rõ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chủ tài khoản thanh toán và cơ
quan có thẩm quyền nếu thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện phong tỏa tài khoản
thanh toán trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thanh toán thì chịu
trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đóng
tài khoản thanh toán
Ngoài
ra, Nghị định số 52/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ việc đóng tài khoản thanh toán
được thực hiện khi:
-
Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên
quan đến tài khoản thanh toán;
-
Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết;
-
Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
-
Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định
tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
-
Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán
với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
-
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quản lý nhà
nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại
Điều 4 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của
Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là:
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; quy định việc
quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt.
-
Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; tham gia tổ
chức, giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán quan trọng khác trong nền
kinh tế; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian
thanh toán.
-
Chấp thuận bằng văn bản việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
-
Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
-
Chấp thuận và thu hồi văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua
tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
công ích.
-
Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp
luật hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức, cá nhân.
-
Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán; chủ trì, phối hợp
với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động thanh toán quốc tế.
Trước
sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, xu hướng hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam, việc
Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 quy định về thanh
toán không dùng tiền mặt đảm bảo minh bạch, chặt chẽ, đúng pháp luật, giải quyết
được những vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và thúc đẩy
thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; đồng thời đồng bộ, thống nhất
với thời hạn có hiệu lực của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được Quốc hội
thông qua (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).