Đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội số

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”.

Ban Điều hành chuyển đổi số tỉnh tổ chức Hội nghị nâng cao nhận thức chuyển  đổi số cho lãnh đạo các cấp tỉnh Ninh Thuận -

Hình ảnh họp Ban Điều hành Chuyển đổi số tỉnh (Ảnh tư liệu)

Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp và mọi quốc gia trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi nhận thức đóng vai trò quyết định; người dân và doanh nghiệp là trung tâm; lấy đào tạo và phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số; dữ liệu số là tài nguyên mới; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, người dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Tuy nhiên, Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của tỉnh chỉ đạt mức trung bình của cả nước (đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố năm 2020, 53/63 năm 2021); hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị dựa trên nền tảng số, chuyển đổi số chưa cao; kinh tế số còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GRDP và giá trị gia tăng năng suất lao động xã hội; nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số.

 Để khắc phục những hạn chế, khó khăn, thách thức và sớm hoàn thành mục tiêu về chuyển đối số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, Văn phòng Tỉnh ủy đã và đang tích cực ứng dụng CNTT vào xử lý văn bản điện tử và chữ ký số, hoàn thiện Đề án số hóa tài liệu. Đã triển khai các phần mềm Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cấp uỷ các cấp, Phần mềm quản lý văn bản E-Office, Cổng thông tin điện tử của Đảng bộ tỉnh, phòng họp không giấy,... từng bước triển khai chủ trương đẩy mạnh chuyển đối số theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 

 

Tác giả: Hà An
Hệ thống quản lý văn bản điều hành
Hệ thống thông tin tổng hợp
Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 206
  • Trong tuần: 343
  • Tất cả: 185 588
Đăng nhập