
Toàn cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề tư tưởng, chính trị của Chi bộ Phòng Tổng hợp
Thực hiện Kế hoạch số 289-KH/TU, ngày 19/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ; Kế hoạch của Đảng ủy Khối và Kế hoạch số 95-KH/ĐUVP, ngày 03/4/2024 của Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy về triển khai đợt
sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại
giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”” của
đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chi bộ Phòng Tổng hợp triển khai giới
thiệu các nội dung cơ bản như sau:
I- Tổng quan
về nội dung tác phẩm: Tác phẩm có dung lượng dày hơn 800
trang, với hơn 150 bài viết, 150 ảnh minh họa, gồm ba phần, tổng kết các quan
điểm, tư tưởng cốt lõi và hình thành nên trường phái của đối ngoại, ngoại giao
Việt Nam đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc “cây
tre Việt Nam”.
II- Những nội
dung cốt lỗi của cuốn sách.
1. Phần thứ
nhất. Gồm bài viết tổng quan và 7 bài phát biểu tại các Hội nghị Trung ương,
Hội nghị Ngoại giao, Hội nghị đối ngoại toàn quốc với các nội dung chính như: (1) Tổng kết và hệ thống hóa sự phát
triển về tư tưởng, lý luận của Đảng đối với công tác đối ngoại; (2) Bản sắc riêng của đối ngoại, ngoại
giao Việt Nam một cách rất sinh động bằng hình tượng “cây tre Việt Nam”; (3) Tổng kết các thành tựu lớn của công
tác đối ngoại trong gần 80 năm qua, chỉ ra các tồn tại hạn chế và bài học lớn; (3) Đánh giá nhận định của Đảng ta về
thời đại ngày nay, những xu thế lớn của thế giới, các cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam; (4) Khẳng định quan
điểm, lợi ích và tầm nhìn của Việt Nam trước
những biến động của thế giới; (6) Chỉ
rõ các nhiệm vụ của đối ngoại, ngoại giao trong thời gian tới. Theo đó, có các
đặc điểm quan trọng sau:
- Về
bước phát triển tư duy lý luận của Đảng về đối ngoại trong công cuộc đổi mới đất
nước.
Kế thừa tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng đổi mới, phát triển tư duy về
đối ngoại, ngoại giao, phục vụ tốt nhất lợi ích quốc gia-dân tộc để phù hợp các xu thế lớn thế giới; nhận diện rõ các đối
tác, đối tượng trong quan hệ đối ngoại; định vị Việt Nam trên trường quốc tế;
chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; giữ vững môi trường hoà
bình, ổn định và tranh thủ các điều kiện bên ngoài thuận lợi cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, cụ thể:
Năm
1986, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ
Chính trị khóa VI (năm 1988) xác định xây dựng “một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh, một nền đối ngoại
rộng mở”; đây là khởi đầu cho quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại
của Đảng. Từ đó, Đảng
ta từng bước đổi mới nhận thức, tư duy đối ngoại qua các kỳ Đại hội: Đại hội
VII xác định “Việt Nam muốn là bạn với tất
cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”;
Đại hội IX xác định “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các
quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”; đến Đại hội XIII xác định “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên
tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
Sự
đổi mới tư duy của Đảng trong công tác đối ngoại được thể hiện ở việc ứng xử
linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng về phương thức, biện pháp trước thực tiễn phức tạp
và nhiều biến động của tình hình quốc tế. Nhờ cách ứng xử mềm dẻo, khôn khéo,
sáng tạo mà vẫn giữ vững mục tiêu bất biến, với bản lĩnh, sự can trường, chúng
ta đã mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế thành công; quan hệ đối ngoại với các
nước đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, tạo ra cục diện đối ngoại thuận lợi
cho Việt Nam.
-
Những kết quả nổi bật của đối ngoại, ngoại giao trong những năm qua
Đường
lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã
đạt nhiều thành tựu quan trọng, giúp tạo lối, mở đường, từng bước phá thế bao
vây, cấm vận, mở ra thuận lợi cho công
cuộc bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao thế và lực của Việt Nam. Đến nay,
Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia trên thế giới; Việt Nam
đã có quan hệ với 192 nước và vùng lãnh thổ (3 nước quan hệ đặc biệt, 7 nước đối
tác chiến lược toàn diện, 13 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện).
Ngoại giao, hội nhập quốc tế đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, bảo vệ vững
chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vai trò, vị thế của
nước ta trên trường quốc tế; góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn
lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
- xã hội.
- 05
bài học kinh nghiệm: (1) Bài học
bao trùm và bất biến là luôn luôn bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của
Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước đối với công tác đối ngoại, ngoại giao; (2) Luôn luôn kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến, ứng vạn
biến”; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế; (3) Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hòa mối quan
hệ giữa lợi ích quốc gia-dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế; (4) Đối ngoại,
ngoại giao là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị; (5) Chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ,
năng lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống.
- 03 đặc điểm lớn của
thời đại ngày nay. (1) Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo và
khát vọng lớn của nhân lợi, dù nguy cơ chiến tranh và xung đột luôn luôn
tiềm ẩn và diễn biến phức tạp; (2) Thời đại của toàn cầu hoá, chủ
nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế; trong đó Hiến chương Liên hợp quốc là các
nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế; (3) Hợp tác và đấu tranh song song tồn tại, giữa hệ thống
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- 04
yêu cầu đặt ra đối với công tác đối ngoại, ngoại giao: (1) Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia -
dân tộc; (2) Tư tưởng chỉ đạo xuyên
suốt là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa; (3) Phương châm triển khai là vận dụng nhuần nhuyễn và khéo léo bài
học “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược;
(4) Phương thức thực hiện là phối hợp
chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, với ba
trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
-
06 nhiệm vụ trọng tâm được chỉ ra cho
công tác đối ngoại trong thời gian đến: (1) Không ngừng đổi
mới tư duy về đối ngoại; (2) làm tốt
công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại; (3) tạo lập và giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ; (4) đi đầu trong huy động các nguồn lực
bên ngoài phục vụ phát triển đất nước; (5)
phát huy tối đa thế và lực mới để nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước;
(6) kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng
đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.
- 05
nội dung về vai trò Tiên phong của đối
ngoại: (1) Tiên phong trong tư duy, nhận thức; (2) Tiên phong trong bảo vệ Tổ quốc
từ sớm, từ xa; (3) Tiên phong
kiến tạo cơ hội để thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc; (4) Tiên phong trong kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; (5) Tiên phong huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
nhất là gắn kết sức mạnh cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài
nước.
- Về
hình tượng cây tre trong bản sắc đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Trong tác phẩm,
đồng chí Tổng Bí thư đã khẳng định hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao và
văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa tư tưởng của thời đại, chúng ta đã
xây dựng nên một nền ngoại giao độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản
sắc “cây tre Việt Nam”: vững ở
gốc, chắc ở thân, uyển chuyển ở cành, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và
khí phách của dân tộc Việt Nam.
(1)
Vững ở gốc, gồm
03 nội hàm chính: (1)
Kiên định nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc để phục vụ,
là đường lối đối ngoại độc lập-tự chủ; (2) Lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại và hội nhập quốc tế để tạo thế, lập thời; (3) Lấy phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng soi đường, chỉ lối.
(2)
Chắc ở thân,
là những phương pháp tạo nên sức mạnh, gồm: (1)
Sức mạnh đoàn kết là nhân tố sống còn (đại đoàn kết trong nước, đoàn
kết quốc tế); (2) Sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; (3) Tính chính danh, chính nghĩa, nhân văn, thượng tôn pháp luật và phù
hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
(3)
Uyển chuyển ở cành, là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, trong
đó nguyên tắc căn bản là: “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong mọi hoàn cảnh; cách
ứng xử “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, “biết dừng, biết biến”.
2. Phần thứ
hai. Gồm 78 bài viết, bài phát biểu,
trả lời phỏng vấn, thư, điện... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên các cương
vị. Các bài viết, bài phát biểu thể hiện: (1)
Quan điểm,
chủ trương đối ngoại xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn phát triển mới của đất
nước; (2) Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của nền ngoại giao toàn diện,
hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại
nhân dân.
3. Phần thứ ba. Gồm 52 bài viết,
ý kiến của các chuyên gia, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, bạn
bè quốc tế về những thành tựu đối ngoại, bản sắc cây tre Việt Nam; những kỷ niệm,
câu chuyện của các đại sứ, các cán bộ làm công tác đối ngoại, các nhà báo, người
Việt Nam ở nước ngoài được tháp tùng, gặp gỡ Tổng Bí thư trong các chuyến thăm
và làm việc ở trong và ngoài nước. Các tác giả bài viết đánh
giá cao về: (1)
Tính đúng đắn, khéo léo, uyển chuyển, nhưng rất kiên định về mục tiêu, nguyên tắc
của đường lối đối ngoại của Việt Nam; (2)
Đóng góp to lớn của đường lối đối ngoại đó vào thành công của Cách mạng Việt
Nam; (3) Hình tượng “cây tre Việt
Nam”, một hình ảnh quen thuộc và gắn liền với văn hoá dân tộc đã phản ảnh rất
sinh động bản sắc của ngoại giao Việt Nam và là “hình ảnh phù hợp nhất” để mô tả
chính sách đối ngoại Việt Nam; (4) “Cây tre Việt Nam” chính là bản sắc của các chính sách lớn hiện nay như “bốn
không”, cách thức ứng xử khéo léo nhưng có nguyên tắc của Việt Nam trước những
diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và “cây tre Việt Nam” sẽ bền bỉ, đứng
vững trước “bão tố”.
III- Giá trị của cuốn sách
- Là tài liệu quý giá về đường lối đối
ngoại, ngoại giao Việt Nam, đã hệ thống hóa, khái quát hóa các chủ trương,
nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương thức triển khai đường lối đối
ngoại của Đảng trong gần 40 năm đổi mới.
- Khẳng
định thành tựu, ý nghĩa lịch sử và vai trò tiên phong của công tác đối ngoại
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong gần 40 năm đổi mới.
Làm sáng tỏ sự hình thành, phát triển của đường lối đối ngoại, ngoại giao “cây
tre Việt Nam”; chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng cho công tác đối ngoại
trong tình hình mới.
- Góp
phần hiệu quả vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản
bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội nhằm phá hoại mối
quan hệ đối ngoại, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
IV- Trách nhiệm của đảng viên chi bộ
Phòng Tổng hợp
Thứ nhất, đẩy mạnh công
tác học tập, nghiên cứu tác phẩm để nâng cao nhận về lý luận,
tư tưởng nhất
quán, xuyên suốt, nội dung cốt lõi về đường lối xây dựng và phát triển nền
đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam”; những kết quả đạt được, hạn chế, kinh
nghiệm, bối
cảnh tình hình, yêu cầu đặt ra, các nhiệm vụ trong công tác đối ngoại để vận dụng trong tham mưu công tác đối ngoại của tỉnh trong thời gian đến. Tuyên truyền cho người
thân, bạn bè hiểu thêm về chiến lược ngoại giao cây tre của Đảng, Nhà nước ta.
Thứ
hai, Tham mưu Thường trực, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai hiệu quả các Chỉ thị, nghị
quyết, quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,… nhất là Quy chế số 12-QC/TU, ngày 12/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quản lý thống
nhất các hoạt động đối ngoại, ngoại
giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước.
Trang thông tin điện tử VOV5, ngày
06/7/2023.