
Hình ảnh 02 phần mềm trên ứng dụng CH Play
Qua thông tin được lấy từ kho ứng dụng CH Play của Google
cho thấy, cả hai phần mềm này đều đến từ cùng một nhà phát triển. Trong phần mô
tả, nhà phát triển khẳng định, ứng dụng không thu thập bất cứ dữ liệu nào từ
người dùng.
Tuy
nhiên, Pradeo đã tiết lộ rằng cả hai ứng dụng đều đã thu được một lượng thông
tin đáng kể của người dùng, bao gồm danh sách liên hệ, ảnh, video cá nhân, thậm
chí là cả thông tin vị trí chính xác hiện tại của người sử dụng. Không chỉ vậy,
những ứng dụng này còn tự động gửi các dữ liệu về máy chủ đặt tại Trung Quốc.
Ngoài ra, hai ứng dụng này có tự động ẩn khỏi màn hình chính, khiến cho người
dùng khó có thể tìm và xóa chúng khỏi điện thoại. Hiện tại, Google đã gỡ hai ứng
dụng độc hại này khỏi CH Play. Nhưng trước khi bị xóa khỏi CH Play, hai ứng dụng
này đã có tới hơn 1,5 triệu lượt tải xuống và cài đặt. Do đó, người sử dụng điện thoại HĐH Android cần gở bỏ ngay 02 phần mềm trên để hạn chế việc mất dữ liệu thông tin cá nhân.
Dưới đây là một số dấu hiệu điện thoại Android của người sử dụng bị dính phần mềm độc
hại:
Hiệu
suất chậm
Nếu
điện thoại thường xuyên bị chậm hoặc mất nhiều thời gian để chạy bất kỳ ứng dụng
nào, rất có thể nó đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Trong trường hợp này, người
dùng cần xem lại các ứng dụng đã tải xuống và nhanh chóng gỡ cài đặt mọi ứng dụng
khả nghi.
Quá
nóng
Điện
thoại tăng nhiệt kể cả khi không sử dụng là một dấu hiệu cần lưu ý. Điện
thoại nóng lên khi sạc hoặc trong môi trường nhiệt cao là điều bình thường.
Nhưng nếu điện thoại vẫn nóng kể cả khi đã rút sạc, không sử dụng hoặc ở trong
môi trường bình thường, người dùng cần lưu ý. Các ứng dụng không xác định hoặc
cài đặt bất thường có thể đang kích hoạt phần mềm độc hại trên điện thoại, khiến
điện thoại tăng nhiệt.
Tuổi
thọ pin giảm
Tuổi
thọ pin của điện thoại sẽ giảm khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu
pin điện thoại hết nhanh sau một thời gian ngắn sử dụng, đó có thể là dấu hiệu
đáng lo ngại. Trong trường hợp này, người dùng cần theo dõi việc sử dụng pin và
kiểm tra mọi ứng dụng đáng ngờ trên điện thoại.
Khôi
phục cài đặt gốc (chỉ khi cần thiết)
Nếu
không tìm thấy bất kỳ ứng dụng đáng ngờ hoặc dấu hiệu của phần mềm độc hại nào
nhưng điện thoại vẫn tiếp tục xảy ra các hiện tượng trên, thì tùy chọn cuối
cùng là khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại. Tuy nhiên, người dùng cần sao lưu
thông tin của mình trước, do việc khôi phục cài đặt gốc sẽ xóa tất cả dữ liệu
và ứng dụng.
Bên
cạnh đó, để bảo vệ, hạn chế thông tin cá nhân bị đánh cắp trên không gian mạng, người sử dụng Internet
nên thực hiện các biện pháp sau:
-
Hạn chế đăng tải thông tin, dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, đặc biệt là
các dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
-
Sử dụng các biện pháp bảo mật khi truyền đưa dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.
-
Chỉ cung cấp thông tin dữ liệu cá nhân cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
uy tín và cần thiết.
-
Bảo mật thiết bị điện tử, tài khoản định trực tuyến có lưu trữ dữ liệu cá nhân
(mật khẩu mạnh, bảo mật 2 lớp, hạn chế sử dụng wifi công cộng, không truy cập
vào đường link lạ, cài đặt phần mềm lạ…).