Chiến
thắng ngày 16/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi trong tiến
trình lịch sử của Đảng bộ và Nhân dân Ninh Thuận, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc
kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, Bắc-Nam sum họp một nhà, non sông liền một dải, cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi
của cuộc tiến công và giải phóng tỉnh Ninh Thuận được bắt nguồn từ nhiều yếu
tố, trong đó, công tác tư tưởng có vai trò rất quan trọng, đã không ngừng củng
cố và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân
Ninh Thuận, hiệu triệu muôn người như một, đoàn kết thống nhất với tinh thần
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; góp phần to lớn vào thắng lợi trong việc
đập tan tuyến phòng thủ từ xa của địch tại Ninh Thuận.
Ngược dòng
lịch sử, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/1975, sau những thất bại liên tiếp
trên chiến trường Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và các tỉnh ven biển miền Trung,
nhằm cứu vãn tình thế, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ hà hơi, tiếp sức,
đã quyết tâm dựng lên ở Phan Rang một tuyến phòng thủ từ xa hòng chặn đứng,
tiêu hao, ghìm giữ một bộ phận lớn binh lực chủ lực của quân giải phóng miền
Nam, giữ vững thế phòng ngự chiến lược bảo vệ Sài Gòn từ xa, với lực lượng lên
hơn 10.000 tên được trang bị vũ khí đầy đủ, có sự yểm trợ mạnh của pháo binh và
máy bay.
Về phía ta,
thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương cục Miền Nam, Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các hướng tích cực
hoạt động, tạo thế, tạo lực cho cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Trên tất cả các hướng, Ban Chỉ huy
khẩn trương đẩy mạnh hoạt động, kể cả lực lượng làm công tác tuyên truyền như văn
hóa thông tin, nhà báo, nhiếp ảnh; cán bộ tuyên truyền tiến ra phía trước, phối
hợp cùng lực lượng chủ lực tiến công địch trên tất cả các mặt trận.
Ngay từ đầu tháng 4/1975, phối hợp với chiến trường toàn
Miền, lực lượng vũ trang tỉnh và huyện Bác Ái nắm bắt tình hình quân địch ở Đà
Lạt tháo chạy theo đường 11 về Phan Rang, đã chặn đánh tiêu diệt nhiều tên địch
và phá hủy nhiều xe quân sự của chúng. Địch ở quận lỵ Sông Pha hoang mang giao
động cực độ, chớp thời cơ này ta tiến công tiêu diệt, bắt tù binh, số còn lại
tháo chạy. Quận Sông Pha trở thành quận lỵ đầu tiên ở Ninh Thuận được giải
phóng vào ngày 02/4/1975. Trước thắng lợi vừa dành được, cán bộ trong các binh
chủng tuyên truyền hân hoan, phấn khởi đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền trong toàn lực lượng quân, dân về chiến thắng tại Sông Pha; đồng thời,
phổ biến chủ trương của Đảng và các mặt chuẩn bị cho giải phóng tỉnh nhà như chuẩn
bị chiến trường, chuẩn bị hậu cần, chuẩn bị lực lượng dân công hỏa tuyển... trước
khi bước vào cuộc tiến công; nhờ đó, đã động viên, thôi thúc các lực lượng hăng
hái lên đường làm nhiệm vụ với khí thế tràn đầy niềm tin chiến thắng.
Từ ngày 10/4/1975, khi quân chủ lực tập kết phía Nam tỉnh
Khánh Hòa, để tạo điều kiện cho quân chủ lực tiến quân thần tốc, Tỉnh ủy đã chỉ
đạo cho huyện ủy Bác Ái Đông, Bác Ái Tây và Anh Dũng huy động lực lượng thanh
niên xung phong phục vụ chiến đấu. Nhiệm vụ của công tác tư tưởng lúc này vừa
thông tin, tuyên truyền những thắng lợi của ta trên các mặt trận, vừa vận động Nhân
dân tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của tham gia cùng các lực lượng
“tạo thế, tạo lực” trên chiến trường. Các binh chủng tuyên truyền đã tích cực đẩy
mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng bộ tỉnh, của huyện ủy Bác Ái cho đồng bào
Bác Ái. Qua đó, đã vận động hàng trăm lượt người tham gia vận chuyển vũ khí,
lương thực, thuốc men và muối phục vụ bộ đội chiến đấu. Đặc biệt, qua tuyên
truyền, vận động, có 2.000 đồng bào huyện Bác Ái khai
thông tuyến đường dài hơn 50 km, để cho quân chủ lực của ta tiến quân. Từ con
đường này, bộ đội chủ lực với lực lượng xe tăng, pháo binh hộ tống đã cơ động từ
Trại Cá, Ba Ngòi tiến vào Tà Lú, Ma Ty ra quốc lộ 11, phát triển xuống phía
đông đánh chiếm sân bay Thành Sơn, góp phần giải phóng Ninh Thuận ngày
16/4/1975.

Công tác tuyên truyền, vận động đã động viên sức
mạnh toàn dân tham gia tiến công giải phóng tỉnh nhà mùa Xuân năm 1975
Từ ngày 14 đến 15/4/1975, lực lượng của ta tiến công chọc
thủng tuyến phòng thủ phía Bắc của tỉnh, chiếm quận lỵ Du Long. Ngày 16/4/1975,
đánh chiến Phan Rang, Sân bay Thành Sơn, giải phóng toàn thị xã Phan Rang-Tháp
Chàm. Cùng với thế tiến công mạnh mẽ, táo bạo, bất ngờ của bộ đội chủ lực, lực
lượng vũ trang tỉnh, cán bộ tuyên truyền đã hướng dẫn quần chúng nhân dân ở thị
xã phối hợp bộ đội đánh địch; đồng thời ủng hộ lương thực, cứu chữa thương bệnh
binh; giúp bộ đội truy tìm tàn quân địch. Tại các địa phương
trong tỉnh, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, quần chúng nhân dân đều
đồng loạt nổi dậy phối hợp bộ đội địa phương, lực lượng du kích tiêu diệt, bắt
sống hàng trăm tên địch, thu hàng ngàn vũ khí các loại, phá hủy nhiều phương tiện
chiến tranh, diệt một số ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân.
Ninh Thuận được giải
phóng. Trên các tuyến đường thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, cờ hoa rực rỡ hòa cùng
tin thắng trận từ các nơi gửi về, đã thôi thúc, động viên ý chí và sức mạng
đoàn kết toàn dân cùng hướng đến mục tiêu chung: Giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước. Thông qua báo chí, qua các băng rôn tuyên truyền được căng
đầy các tuyến đường phố, qua đài phát thanh, …các binh chủng tuyên truyền vừa
thông tin, phổ biến giúp người dân ổn định tình hình xã hội, ổn định đời sống,
động viên nhân dân tích cực giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ chính quyền giải
phóng; đồng thời là hậu phương trực tiếp cho các chiến dịch tiếp theo của quân
chủ lực. Qua đó, nhân dân vừa ra sức ổn định vùng mới giải phóng, vừa ủng hộ
lương thực, thực phẩm, tổ chức thu gom vũ khí, phương tiện địch bỏ lại giao nộp
cho chính quyền; cùng với ủng hộ vật lực, trong toàn tỉnh có hàng trăm thanh
niên lên đường gia nhập quân giải phóng; hàng ngàn người tham gia dân công hỏa
tuyến, góp phần vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ quân chủ lực thần tốc tiến
vào miền Nam.
Chiến thắng ngày 16/4/1975, Đảng bộ và Nhân dân Ninh Thuận
đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Từ thực tiễn công tác tuyên truyền, vận động trong tiến công nổi dậy giải phóng
Ninh Thuận tháng 4 năm 1975, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong
giai đoạn hiện nay:
Một là: Công tác tuyên truyền, vận động phải
bám sát nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ cách mạng, từ đó xác định mục đích
tuyên truyền, vận động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng bộ qua từng thời kỳ,
từng giai đoạn cách mạng
Thứ ba, phát huy sức mạnh của hệ
thống chính trị tạo thành sức mạnh tổng hợp để làm công tác tuyên truyền, vận
động
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, phải luôn xác định công
tác tuyên truyền là công tác của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, với các binh
chủng tuyên truyền là những bộ phận tham mưu trực tiếp cho cấp ủy, chính quyền
trên mặt trận tư tưởng.
Hiện
nay, việc phối hợp chặt chẽ, tạo sự đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động càng cần được coi trọng.
Trong đó, lực lượng nòng cốt là Ban Tuyên giáo và Dân vận các cấp, đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở. Bí
thư cấp ủy, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường đối thoại;
trao đổi, nắm bắt và xử lý thông tin; đề cao vai trò gương mẫu trong thực hiện
nhiệm vụ tuyên truyền miệng, định hướng thông tin ngay tại địa phương, cơ quan,
đơn vị.
Thứ tư, quan tâm xây dựng đội ngũ làm
công tác tuyên truyền, vận động vững mạnh về mọi mặt, có bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đặc biệt là
trong tiến công và giải phóng Ninh Thuận, do điều kiện chiến tranh, những người
làm công tác tuyên truyền phải hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian
khổ nhưng luôn vững vàng, kiên định, linh hoạt, thích nghi, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên những thành tích đáng trân trọng.
Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi những người làm công tác
tuyên truyền phải được đào tạo một cách bài bản, thường xuyên, nhất là về
chuyên môn, rèn luyện tư tưởng và phẩm chất, đạo đức cách mạng trong sáng mới;
mỗi cán bộ làm công tác tuyên truyền phải vững về bản lĩnh chính trị, trong
sáng về phẩm chất đạo đức, mạnh về năng lực có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ. Do vậy, để có đội ngũ cán bộ có những tiêu chuẩn như trên đòi hỏi sự quyết
tâm của các cấp các ngành từ khâu tuyển dụng đến bồi dưỡng, đào tạo và có chính
sách bố trí, ưu tiên khi sử dụng những người có tâm huyết, có năng lực với công
tác tuyên truyền.
50 năm Ngày giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 -
16/4/2025) là dịp để ta ôn lại những năm
tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Công tác tuyên truyền, vận động trong tiến công và giải
phóng tỉnh nhà để lại những bài học có ý nghĩa to lớn, lâu dài, mãi còn nguyên
giá trị; góp phần giúp công tác tuyên truyền hôm nay vận dụng, phấn đấu, vươn
lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiếp tục đạt được những thành tựu
to lớn, đưa Ninh Thuận cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh,
thịnh vượng, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.