Phát huy vai trò công tác tuyên truyền miệng để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương

Xác định công tác tuyên truyền miệng là một trong những kênh thông tin quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Các đại biểu dự Hội nghị Báo cáo viên tại điểm cầu tỉnh ta. Ảnh BNT

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ, đảng viên, đồng thời giúp đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nắm bắt thông tin, các cấp uỷ đảng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng nhằm phổ biến, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh tại địa phương, đơn vị. Nhờ đó, trong năm 2022 việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực và đạt một số kết quả nổi bật sau:

Công tác tổ chức hội nghị báo cáo viên, thông tin thời sự được các cấp uỷ quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời; nội dung, hình thức tổ chức đã có sự đổi mới, kịp thời, linh hoạt và phù hợp; đối tượng tham dự ngày càng được mở rộng; đặc biệt những năm gần đây, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi dịch Covid-19, có thời điểm phải thực hiện giãn cách xã hội, nhưng hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng được triển khai kịp thời với nhiều hình thức phong phú như: mở Hội nghị trực tiếp, trực tuyến từ tỉnh đến tất cả các xã, phường, thị trấn; triển khai qua mạng xã hội zoom meeting, zalo… giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí, đối tượng được triển khai rộng hơn, nhanh hơn.

Trong năm, cấp tỉnh đã tổ chức tiếp sóng 6 hội nghị báo cáo viên trực tuyến do Trung ương tổ chức với sự tham dự của trên 600 lượt đại biểu cấp tỉnh; 09 điểm cầu của cấp huyện (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm kết nối tới 03 điểm cầu) với tổng số hơn 12.000 lượt đại biểu tham dự. Ngoài ra, tổ chức kết nối đến trực tuyến đến 65 điểm cầu xã, phường, thị trấn với trên 80.000 lượt đại biểu tham dự. Các hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức đều do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia đầu ngành trực tiếp báo cáo, phương pháp truyền đạt logic, khoa học, phân tích, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. Ngoài các Hội nghị báo cáo viên, các địa phương, đơn vị triển khai thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đoàn thể để thông tin đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

        Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Đề án số 06-ĐA/TU và Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 26/8/2022 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận trong tình hình mới.

Đội ngũ báo cáo viên các cấp đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền miệng, góp phần tuyên truyền, phổ biến và định hướng dư luận, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, sự đồng thuận của xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo viên còn đóng vai trò quan trọng trong việc cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Công tác theo dõi, rà soát, bổ sung, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên theo hướng tinh gọn, chú trọng năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức kỷ luật trong nói và viết, từng bước đáp ứng yêu cầu công việc được giao, thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền miệng ngày càng được chú trọng, kịp thời hơn. Đội ngũ báo cáo viên các cấp trong tỉnh bảo đảm số lượng, chất lượng, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền miệng. Toàn tỉnh, hiện có 272 báo cáo viên từ cấp Trung ương đến cấp huyện (05 báo cáo viên cấp Trung ương; 36 báo cáo viên cấp tỉnh; 231 báo cáo viên cấp huyện); các địa phương trong tỉnh đã triển khai thành lập và kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở với 1.468 đồng chí; đây là lực lượng quan trọng góp phần tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân ở cơ sở.

Ban Tổ chức Hội thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi” năm 2022 tặng hoa cho thí sinh

Để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên trên địa bàn tỉnh, thời gian tới cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, trực tiếp là bí thư cấp uỷ đối với công tác tuyên truyền miệng; phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ, đảng viên trong công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 06-ĐA/TU và Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng bộ tỉnh trong tình hình mới.

Thứ ba, thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động và cung cấp thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng; kết hợp hiệu quả thông tin trên mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng. Cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền, kịp thời đầy đủ, chính xác, có tính thời sự và định hướng tư tưởng cao, nhất là định hướng thông tin chính thống về quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế có tính nhạy cảm liên quan đến tình hình đất nước, kể cả công tác xây dựng Đảng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực,...

Thứ tư, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng; phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các chức sắc tôn giáo, nhân sỹ, trí thức, người có uy tín trong cộng đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số,… trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Duy trì nền nếp hội nghị báo cáo viên định kỳ hằng tháng, quý; tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn vận dụng có hiệu quả vào công tác tuyên truyền miệng.

Thứ năm, quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên. Chú trọng việc bồi dưỡng nghiệp vụ và thường xuyên củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, sơ, tổng kết công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên tại địa phương, đơn vị.

Tác giả: Phạm Xuân
Hệ thống quản lý văn bản điều hành
Hệ thống thông tin tổng hợp
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 657
  • Trong tuần: 6 594
  • Tất cả: 952 579
Đăng nhập
Chung nhan Tin Nhiem Mang