Tỉnh ủy đã cụ thể hóa các Nghị
quyết, Chỉ thị, Kết luận, Quy định của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa
phương (ban hành hơn 60 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC). Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tiếp thu Hội nghị toàn quốc
tổng kết 10 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng,
tiêu cực theo Kế hoạch số 24-KH/BCĐTW, ngày 01/6/2022 của Ban Chỉ đạo Trung
ương về PCTN, TC vào ngày 30/6/2022; chỉ đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức
thành công Hội nghị chuyên đề với sự tham dự của 22 Ban Nội chính Tỉnh ủy,
Thành ủy - Cụm Thi đua khu vực phía Nam (ngày 26/7/2022); kịp thời thành
lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh và xây dựng Quy chế
làm việc, Quyết định phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo, Chương trình
công tác năm 2022; tổ chức thành công họp phiên thứ nhất, lần thứ hai Ban
Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh,... Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn
vị, địa phương trong toàn tỉnh đã cụ thể hóa và ban hành hơn 180 văn bản để
triển khai thực hiện các quy định về công tác PCTN, TC.

Ban
Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh Ninh Thuận họp phiên thứ 2
Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa
phương đã thực hiện nghiêm túc quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động
của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên rà soát, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết
và niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan; công khai,
minh bạch trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng
sản, địa chất, môi trường, các dự án, đầu tư, hoạt động đấu thầu công khai về
tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công
khai tài chính, sửa chữa, đầu tư mua sắm công...; đã ban hành 43 văn bản mới về
chế độ, định mức, tiêu chuẩn; sửa đổi bổ sung 29 văn bản và bãi bỏ 19 văn bản.
Qua thanh tra, đã kiến nghị xử lý sai phạm về định mức, tiêu chuẩn, kiểm điểm
rút kinh nghiệm 06 cá nhân; 02 tập thể và thu hồi cho ngân sách nhà nước số
tiền 17.759.271 đồng.
Cán bộ, công chức, viên chức luôn
chấp hành nghiêm túc quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; nâng cao trách nhiệm
của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, hạn chế tình trạng nhũng
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; đã có 24 đơn
vị, địa phương thực hiện chuyển đổi 192 vị trí công tác đối với công chức, viên
chức theo danh mục vị trí công tác định kỳ phải chuyển đổi và thực hiện luân
phiên, điều động 11 trường hợp.
Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã
phát hiện 03 vụ việc sai phạm và chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh để thụ lý, xác minh: (1) Vụ
“vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại huyện Ninh Hải; (2) Vụ “vi phạm các quy định về
quản lý đất đai” xảy ra tại huyện Thuận Nam; (3) Vụ liên quan đến gói thầu mua sắm hóa chất tại Trung
tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh. Theo đó, Cơ quan Cảnh sát
Điều tra Công an tỉnh đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy
định về quản lý đất đai”; Quyết định khởi tố 04 bị can để điều tra theo quy
định.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đọc Quyết định khởi tố bị can
và lệnh khám xét
Phát huy
vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ
chức thành viên và Nhân dân trong PCTN, TC; Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh đã phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát tại 13 đơn vị, địa phương những
vấn đề liên quan đến nhiệm vụ kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc tổ chức thực hiện các chính
sách, pháp luật và chất vấn các đại biểu Hội đồng
nhân dân tại các kỳ họp định kỳ hằng năm. Qua
hoạt động giám sát đã kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất với cấp ủy, chính
quyền và ngành chức năng những vấn đề lớn ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo
quần chúng Nhân dân, vấn đề dư luận quan tâm.
Thực tiễn
cho thấy, những kết quả trong công tác PCTN, TC ở tỉnh ta thời gian qua đã góp
phần xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xứng đáng với niềm tin của Nhân
dân; đồng thời giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là
những người đứng đầu tự soi, tự sửa, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Hiện nay, đất nước ta đang đứng
trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn,
thách thức đan xen. Sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước
nhanh và bền vững đang chuyển sang giai đoạn mới, cao hơn, ngày càng đi vào
chiều sâu trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi; từ
đó dẫn đến các hành vi tham nhũng, tiêu cực diễn biến phức tạp, tinh vi, khó
lường. Do vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn là công việc hệ
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, chế độ nên phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì. Đứng trước tình hình
đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã xác định
một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian đến như sau:
Một là, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về
ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về PCN, TC; tăng
cường công tác giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham
nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên.
Công tác tuyên truyền phải khẳng
định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; làm
cho mọi người thấy rõ việc chỉnh đốn Đảng, xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng
viên sai phạm không làm “chậm lại” sự phát triển, mà ngược lại, càng làm trong
sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ cán bộ; củng cố, tăng cường
niềm tin của Nhân dân, tạo động lực để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, tạo sự
thống nhất cao về ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Tăng cường phối hợp, kịp thời cung
cấp, công khai thông tin, định hướng tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, nhất là chủ động thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý cán
bộ, đảng viên vi phạm; về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham
nhũng, kinh tế; về những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm trong xử lý
tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng thông tin tuyên truyền gương người tốt, việc
tốt, khắc phục tình trạng thông tin một chiều, thông tin không chính xác. Bảo
vệ, khen thưởng, động viên những người tích cực, dũng cảm phê phán, lên án, đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch, lợi dụng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để chống phá Đảng,
Nhà nước; xử lý nghiêm khắc việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu
quả xấu.
Kiên trì rèn luyện đức tính liêm khiết,
xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức. Trước hết là phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện
nghiêm túc các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp...
Hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát,
kỷ luật đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng phải tăng
cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên để kịp thời phát hiện, giải quyết từ
sớm, ngăn chặn từ đầu sai phạm; tiến hành mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn công tác
kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng,
tiêu cực; nơi nào tự kiểm tra không phát hiện, hoặc phát hiện nhưng xử lý vi
phạm nương nhẹ thì cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải
chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý đúng mức, không "rút kinh
nghiệm" chung chung.
Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; đấu
tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, “lợi ích nhóm”. Siết
chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước; đối với những người vi
phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai.
Ba là, nâng cao hiệu quả công tác
phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là ở các địa
phương, cơ sở; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tệ “tham nhũng vặt”; nâng cao hiệu
quả thu hồi tài sản tham nhũng.
Tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm
tra vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận Nhân dân quan tâm, các lĩnh vực
dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, tiêu cực; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình
trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, “gợi ý”, “lót tay”, gây phiền hà cho người dân và
doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra,
xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc, vụ án nghiêm
trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; kiên quyết xử lý nghiêm
minh, kịp thời, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.