Sau khi Bộ Chính trị ban
hành Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 về “Công tác lý luận và định hướng
nghiên cứu đến năm 2030” (Nghị quyết số 37), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận
đã ban hành Kế hoạch số 98-KH/TU, ngày 25/4/2015; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành
Công văn số 1633-CV/TG, ngày 05/5/2015 chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và
triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW đến tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng
và từng cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch, công văn của
tỉnh, cấp ủy các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành đã ban
hành 11 kế hoạch, 04 công văn, 02 hướng dẫn để triển khai tổ chức học tập, quán
triệt Nghị quyết số 37-NQ/TW đến tất cả cán bộ, đảng viên và quần chúng cốt cán
của cấp mình. Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 281 lớp cho 26.062 cán bộ,
đảng viên và quần chúng cốt cán, trong đó có 15.519/16.305 đảng viên, đạt tỷ lệ
95,2%. Kết quả việc triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết đã góp phần nâng
cao nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của công tác lý luận; về phương châm, nhiệm vụ, các hướng nghiên cứu
và các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác lý luận đến năm 2030.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong triển
khai thực hiện Nghị quyết số 37, công tác lý luận của Đảng vẫn còn những hạn
chế, bất cập.
- Công tác nghiên cứu lý luận tuy được
coi trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, chất lượng còn
hạn chế; đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận chưa được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên sâu, còn lúng túng trong phương pháp tiến hành; các chính sách thu
hút, đãi ngộ còn hạn chế. Công tác chỉ đạo và tổ chức tổng kết thực tiễn có nơi
còn hình thức, chưa bảo đảm tính khoa học, còn nặng về báo cáo thành tích, chưa
rút ra những vấn đề mang tính thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận.
- Công tác lý luận chậm đổi mới, tính dự
báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn; việc
phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị chưa đạt hiệu quả như mong
muốn; công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm
sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu
chưa cao; việc vận dụng lý luận vào giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra
còn hạn chế.
- Công tác dự báo tình hình, nắm bắt diễn
biến tư tưởng chính trị ở địa phương, đơn vị chưa kịp thời, sâu sát, còn lúng
túng, bị động trước những vấn đề mới phát sinh. Công tác giáo dục lý luận chính
trị còn hạn chế về chất lượng, trùng lắp về nội dung, chương trình, giáo trình;
chậm đổi mới về phương pháp nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị.
- Việc chỉ đạo và tổ chức tổng kết thực
tiễn còn hạn chế; mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng tổng kết có lúc xác định chưa đầy
đủ, chưa phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn; phương pháp tổ chức tổng kết thực
tiễn chưa bảo đảm tính khoa học, chủ yếu mang tính kiểm điểm ưu khuyết hoặc báo
cáo thành tích, đánh giá không đầy đủ và sâu sắc về các mặt, nhất là về yếu
kém, khuyết điểm, không chỉ ra được nguyên nhân thực sự và xu hướng biến đổi của
tình hình, không làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, không rút ra được những
vấn đề có tính lý luận; bệnh kinh nghiệm, bệnh thành tích tác động đến nhiều cuộc
tổng kết thực tiễn.
Từ những kết quả đạt được cũng như những
hạn chế, bất cập nêu trên, một số bài học kinh nghiệm rút ra để thời gian tới
thực hiện có hiệu quả hơn Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến
năm 2030”.
Thứ
nhất,
quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp uỷ về vị trí và tầm quan trọng
của công tác nghiên cứu lý luận đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phải thực sự coi đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Thứ
hai,
chủ động nghiên cứu, nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước trên từng lĩnh vực để nghiên cứu lý luận bảo đảm có trọng
tâm, trọng điểm, không dàn trải chung chung; nội dung, bước đi, cách làm phù hợp
với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.
Thứ
ba,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện và điều chỉnh, bổ sung kịp
thời những vướng mắc, thiếu sót; đồng thời làm tốt công tác sơ kết, tổng kết để
đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực
hiện.
Thứ
tư, cấp ủy các cấp phải thường xuyên tạo điều kiện
cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu về công tác lý luận chính trị, nhất
là đội ngũ giảng viên, báo cáo viên các cấp được học tập, bồi dưỡng các lớp
chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời cá nhân từng đồng chí cán bộ, công chức phải
không ngừng học tập, nâng cao trình độ, hiểu biết sâu lĩnh vực tham mưu, xây dựng
phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả để nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận
góp phần cùng với cấp ủy các cấp triển khai thực hiện tốt các chủ trương, nghị
quyết đã đề ra.